Denim, một trong những loại trang phục mang tính biểu tượng và nổi tiếng nhất trên toàn thế giới, thực sự mang nhiều tác động xấu đối với môi trường. Theo báo cáo từ tạp chí National Geographic , 11000 lít nước được sử dụng trong chế biến vải và giặt là để tạo ra một chiếc quần jeans xanh. Ngoài ra, phải mất một pound hoá chất và một lượng đáng kể năng lượng.
Trong công nghệ làm denim tiên tiến, denim được nhuộm với thuốc nhuộm Lưu huỳnh (Sulfur) thay vì màu chàm.
Từ lâu – đặc biệt từ khi vấn đề chuỗi cung ứng cho ngành thời trang bền vững được đưa ra – các thương hiệu, nhà bán lẻ và sản xuất denim cũng tìm cách tạo ra sản phẩm denim thân thiện với môi trường từ các nhà cung cấp thiết bị công nghệ nhằm giảm tải sự tiêu thụ nước và các chất hoá học.
Trong quy trình nhuộm truyền thống, thuốc nhuộm chàm được sử dụng để nhuộm vải. Thuốc nhuộm chàm không tan trong nước và các phân tử màu của thuốc được kết hợp với nhau, do đó có thể thẩm thấu vào lõi sợi vải.
Do đó, các phân tử chàm cần được giảm bớt bởi chất khử mạnh Hydrogen Sulfide (H2S) và chuyển sang mang điện tích âm. Trong giai đoạn này, các phân tử chàm chuyển sang màu vàng thay đổi từ màu xanh và vải ngấm màu. Sau đó, vải nhuộm được chuyển sang các thùng thuốc nhuộm tiếp theo và tại đây các phân tử bị ôxy hoá bởi không khí và chuyển sang màu xanh ban đầu.
Thuốc nhuộm chàm giúp tạo màu cho vải rất chậm vì thế quá trình yêu cầu một lượng lớn thuốc nhuộm. Do đó, một lượng nước thải khổng lồ đã được tạo ra với sự ô nhiễm ion Lưu huỳnh. Sau đó, nó được đưa qua các phòng giặt để làm sạch và loại bỏ thuốc nhuộm chưa hết trên bề mặt sợi vải.
Phương pháp trong công nghệ sản xuất denim tiên tiến
Trong công nghệ sản xuất denim tiên tiến, chỉ 3-5 thùng thuốc nhuộm được dùng thay vì 12-15 thùng. Với phương pháp này, denim được nhuộm bằng thuốc nhuộm Lưu huỳnh ( Sulfur) thay vì màu chàm. Lưu huỳnh có thể cho ra màu một cách nhanh chóng trên vải với nhiều sắc thái khác nhau. Nó cho ra màu giống với màu chàm nhưng bằng phương pháp khác. Lưu huỳnh không có nguyên tố ôxy nhưng mang chức năng thiol (-OH).
Trong bước đầu tiên, các phân tử màu lưu huỳnh được giảm tải và cho mang các điện tích âm, tại thời điểm đó, nó chuyển sang màu vàng thay vì màu xanh. Ở bước thứ hai, vải nhuộm được chuyển đến thùng thuốc nhuộm tiếp theo và được ôxi hoá bởi không khí trong khí quyển và chuyển sang màu nguyên bản. Các phân tử sau đó liên kết với nhau và tạo nên một liên kết ion mạnh; do đó, độ bền màu được cải thiện và quần jeans giữ được màu sắc lâu hơn.
Loại denim tiên tiến này giúp cắt giảm lượng nước sử dụng để sản xuất ra một chiếc quần jeans tới 92% trong khi sử dụng ít hơn 30% năng lượng so với các phương pháp sản xuất quần jeans thông thường.
Ngoài ra, quá trình này được cho là tạo ra bông thừa ít hơn tới 87% – thứ thường được đốt và tạo ra khí CO2 và các loại khí nhà kính khác vào bầu khí quyển và hầu như không tạo ra nước thải.
Nếu một phần tư lượng quần jeans trên thế giới được sản xuất bởi công nghệ làm denim tiên tiến thì khoảng 2.5 tỷ ga-lông ( 9.46 tỷ lít ) nước sẽ được tiết kiệm mỗi năm – đủ dùng cho 1.7 triệu người hàng năm. Đồng thời cũng ngăn chặn 8.3 triệu mét khối nước được thải ra, tiết kiệm tới 220 triệu kilowatt giờ điện.
Hoàng Sáng tổng hợp