[In trang]
Tiết kiệm nhiên liệu sản xuất nhờ ứng dụng công nghệ vi sinh
Thứ tư, 07/04/2021 - 12:02
Đây là thành quả của Nhà máy tinh bột Long Giang (Quảng Bình) sau khi ứng dụng công nghệ xử lý vi sinh từ phụ phẩm chế biến tin bột sắn.

 

Đây là thành quả của Nhà máy tinh bột Long Giang (Quảng Bình) sau khi ứng dụng công nghệ xử lý vi sinh từ phụ phẩm chế biến tin bột sắn.

Nhờ ứng dụng công nghệ xử lý vi sinh hồ biogas chứa nước thải, Nhà máy tinh bột Long Giang (Quảng Bình) đã tiết kiệm được tới 95% năng lượng để sản xuất. 

Được biết, từ cuối năm 2018, để giải quyết bài toán xử lý chất thải sau sản xuất và tăng hiệu suất tiêu thụ năng lượng, Nhà máy đã bắt tay với Viện Công nghệ sinh học (Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam). 

Được biết, chất thải chính của Nhà máy là bã sẵn và nước thải, trong đó 90% nước thải xả ra từ công đoạn ly tâm, sàng lọc, khử nước còn 10% đến từ nước rửa củ, các nhà khoa học của Viện Công nghệ sinh học đã nghiên cứu xử lý nước thải bằng phương pháp vi sinh. 

Sản phẩm của nhà máy

Theo đó, nước thải của Nhà máy sau sản xuất được thải ra hồ biogas. Tại đây, nước thải sẽ được xử lý bằng một số loại men vi sinh đặc biệt và ủ để tạo khí metan. Khí sau đó được thu hồi và quay trở lại buồng đốt, phục vụ trực tiếp quá trình chế biến tinh bột sắn. 

Theo đại diện Nhà máy tinh bột Long Giang thì hiện nay lượng khí tạo ra có thể giải quyết tới 95% nhu cầu năng lượng sản xuất. 

Không những thế, công nghệ xử lý vi sinh còn giúp giải quyết bài toán môi trường nan giải của Nhà máy. Cụ thể, mỗi năm Nhà máy tiêu tốn từ 3-3,5 tỷ đồng cho việc xử lý nước thải. Từ khi áp dụng công nghệ xử lý vi sinh và biogas, 100% nước thải đã được xử lý triệt để, nhà máy không còn mùi hôi như trước đây. 

Đối với ngành chế biến tinh bột sắn, vấn đề môi trường là một bài toán khá đau đầu bởi nước thải đi ra từ quá trình sản xuất tinh bột sắn có lưu lượng lớn, hàm lượng cặn lơ lửng và nồng độ chất hữu cơ cao, nước trắng đục, mùi chua nồng đã và gây ô nhiễm đáng kể đến môi trường. 

Không những thế, bã thải sắn sau khi được xử lý men vi sinh sẽ được chế biến thành thức ăn chăn nuôi dạng khô đạt tiêu chuẩn do Bộ NN&PTNT công bố, đem lại giá trị cao gấp 10 lần so với bã sắn chưa xử lý. 

Nhà máy tinh bột Long Giang mỗi năm sản xuất từ 8-12 nghìn tấn tinh bột sắn, thải ra khoảng 3 nghìn tấn phế thải. Với việc đầu tư ứng dụng công nghệ này, công ty đã thành công trong việc xử lý gần như hoàn toàn lượng phế thải ra môi trường, giảm chi phí năng lượng và xử lý môi trường, giảm chi phí sản xuất và nâng cao sức cạnh tranh.

Giang Nguyễn