Công nghệ chuyển đổi các sợi nhỏ xơ vải có trong máy sấy quần áo thành năng lượng
Thứ tư, 13/10/2021 - 17:46
Bằng cách chuyển đổi các vi sợi xơ vải được sản xuất bởi 1 triệu người, có thể sản xuất gần 14 tấn dầu, 21,5 tấn khí và gần 10 tấn than.
Sợi xơ nhỏ được phân loại là vi nhựa. Chúng được tạo ra trong quá trình làm khô quần áo và chủ yếu bao gồm bông, polyester và lignin. Trong khi các đồ nhựa có kích thước lớn có thể được phân loại và tái chế tương đối dễ dàng, điều này lại không áp dụng được với vi nhựa — những mảnh nhựa nhỏ có đường kính dưới 5 mm.
Ảnh: Pixabay
Các chuyên gia cảnh báo một lượng lớn vi nhựa đã bị trôi đi xuống ống thoát nước và xâm nhập vào biển, đe dọa nghiêm trọng đến môi trường. Tuy nhiên, nhờ có các nhà khoa học từ Đại học Công nghệ Kaunas, Litva và Viện Năng lượng Litva, đã phát triển một công nghệ mới thân thiện với môi trường sản xuất năng lượng từ chất thải dệt may. Công nghệ này chiết xuất các sản phẩm năng lượng từ chất thải dệt may.
Trong thí nghiệm, các sợi xơ lint thu được từ bộ lọc của máy sấy trong ký túc xá KTU đã được thu lại. Do những người sống từ các ký túc xá đến từ các nền văn hóa khác nhau ở châu Âu, châu Phi, châu Á và châu Mỹ nên các mẫu thu thập được rất đa dạng về chủng loại.
Bằng cách sử dụng một nhà máy nhiệt phân thí điểm, các nhà khoa học đã chiết xuất thành công ba thành phẩm năng lượng từ chất thải dệt bao gồm dầu, khí đốt và than đá. Sau đó, họ phân hủy nhiệt vi sợi xơ vải thành các sản phẩm năng lượng. Kết quả đáng ngạc nhiên là chúng có tỷ lệ chuyển đổi khoảng 70%.
Cùng với nhà máy nhiệt phân thí điểm, các nhà khoa học cũng tạo ra một mô hình toán học để đánh giá hiệu quả kinh tế và môi trường của chiến lược đề xuất. Mô hình tiết lộ rằng năng lượng từ sợi nhỏ xơ vải được tạo ra bởi 1 triệu người có lợi nhuận ước tính khoảng 100 nghìn euro và giảm lượng khí thải tương đương với 42.039.000kg CO2/tấn sợi nhỏ xơ vải.
Các nhà khoa học lưu ý, “nếu được áp dụng trên quy mô công nghiệp, chiến lược này sẽ đem lại lợi nhuận và thân thiện với môi trường”. Tiến sĩ Samy Yousef, nhà nghiên cứu cấp cao tại Đại học Công nghệ Kaunas (KTU), cho biết, “Tôi tin rằng hệ thống thu gom, tương tự như việc hoàn trả tiền ký gửi cho các hộp đựng đồ uống, sẽ được phát triển dựa trên nghiên cứu của chúng tôi. Mỗi hộ gia đình sẽ mang xơ vải từ bộ lọc máy sấy của họ đến điểm thu gom và nhận được một số tiền đền bù nhỏ. Hiện chúng tôi đã đề xuất công nghệ và thực hiện các tính toán để phát triển thêm”.
Hà Trần (Theo Tech Explorist)