Thắp sáng cuộc sống của người nghèo ở Ấn Độ bằng năng lượng mặt trời
Thứ tư, 02/11/2022 - 16:48
Cuộc sống của người dân nghèo ở Modhera - ngôi làng thuộc bang Gujarat, miền tây Ấn Độ đã thay đổi nhiều kể từ ngày được trang bị hệ thống năng lượng mặt trời.
Ông Prajapati, 68 tuổi, đến từ làng Modhera ở bang Gujarat, miền tây Ấn Độ, đã tăng gấp đôi số lượng đồ gốm mà ông làm ra so với vài tháng trước vì ông không còn phải quay bàn xoay bằng tay. Trước đó ông phải làm việc này vì không đủ tiền để thanh toán hóa đơn tiền điện lên đến 1.500 rupee Ấn Độ (khoảng 18-19 USD) một tháng.
Các tấm pin mặt trời được lắp đặt trên nóc các ngôi nhà dân ở Modhera - ngôi làng sử dụng năng lượng mặt trời đầu tiên của Ấn Độ
Tuy nhiên, từ đầu tháng 10, chiếc máy của ông đã chuyển sang sử dụng điện mặt trời, sau khi ngôi làng ông sống là ngôi làng đầu tiên của Ấn Độ vận hành hoàn toàn bằng năng lượng mặt trời. Ông Prajapati nói: “Điện đã giúp chúng tôi tiết kiệm thời gian và sản xuất nhiều hơn”.
Ngôi làng của Prajapati với khoảng 6.500 cư dân, bao gồm chủ yếu là thợ gốm, thợ may, nông dân và thợ đóng giày, đây là ngôi làng đầu tiên của Ấn Độ sử dụng hoàn toàn bằng năng lượng mặt trời.
Dự án ở Modhera được tài trợ bởi chính phủ liên bang với gần 10 triệu đô la, cho việc lắp đặt hơn 1.300 tấm lợp trên mái nhà tại các tòa nhà dân cư và chính phủ được kết nối với một nhà máy điện. Nếu người dân ở dây không sử dụng hết công suất năng lượng tạo ra, Chính phủ sẽ mua lại năng lượng dư thừa của họ.
Ấn Độ là quốc gia phát thải khí nhà kính lớn thứ ba thế giới sau Trung Quốc và Mỹ. Ấn Độ đang gia tăng thị phần năng lượng tái tạo, đồng thời nỗ lực cung cấp năng lượng cho 1,4 tỷ người bằng cách sử dụng nhiên liệu rẻ hơn, nhưng than vẫn tiếp tục là nhiên liệu chính của Ấn Độ để sản xuất điện.Được biết, Ấn Độ đã bắt đầu đáp ứng 50% nhu cầu năng lượng từ nhiên liệu không hóa thạch và nâng mục tiêu đến năm 2030 đạt công suất lắp đặt “năng lượng không hóa thạch” lên 500 GW.
Minh Khuê biên dịch (Theo Reuters)