Tham dự hội thảo có đại diện Văn phòng TKNL – Bộ Công Thương, nhóm chuyên gia tư vấn Econoler-Canada, Tập đoàn điện lực Việt
Tại hội thảo, ông
Cũng trong bản trình bày của mình, ông Saul Stricker đặc biệt nhấn mạnh đến vai trò hợp tác, phối hợp của các bên liên quan khi triển khai chương trình, từ vai trò về phía Bộ Công Thương, Tập đoàn điện lực Việt Nam cho đến các công ty điện lực thành viên cũng như nhiều đơn vị, doanh nghiệp đã, đang và sẽ tham gia vào trong chương trình. Chia sẻ về vấn đề này, ông Hoàng Dương
“Một cơ chế phối hợp cụ thể giữa các bên liên quan sẽ sớm được đưa ra thảo luận và thống nhất trong thời gian tới”, ông
Cũng trong các ý kiến trao đổi tại hội thảo, đại diện đến từ các nhà sản xuất, kinh doanh phân phối sản phẩm điều hòa không khí đều bày tỏ mong muốn được tham gia vào trong chương trình, bởi hơn ai hết họ hiểu rằng đó không chỉ là lợi ích của đất nước mà còn là lợi ích của chính doanh nghiệp họ trong việc nâng cao tính cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường nội địa và xuất khẩu hiện nay.
Dự kiến, chương trình sẽ được triển khai thí điểm tại một thành phố được lựa chọn, sau đó nhân rộng ra toàn quốc, làm tiền đề cho việc tiến tới dán nhãn bắt buộc sản phẩm máy điều hòa không khí hiệu suất cao.
Cũng trong thời gian tới, Bộ Công Thương sẽ sớm trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Lộ trình dán nhãn năng lượng và nhãn tiết kiệm năng lượng, từ tự nguyện tiến tới bắt buộc đối với các trang thiết bị tiêu thụ năng lượng gia dụng và công nghiệp, các vật liệu, sản phẩm có khả năng gián tiếp giảm tiêu thụ năng lượng trong sinh hoạt và sản xuất - kinh doanh, nhằm tăng cường sự hiểu biết của cộng đồng về tiết kiệm năng lượng, đảm bảo thực hiện mục tiêu tiết kiệm 5 - 8% tổng năng lượng tiêu thụ giai đoạn từ nay đến 2015 đã được Thủ tướng Chính phủ xác định tại Quyết định 79/2006/QĐ-TTg ngày 14 tháng 4 năm 2006 phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
Văn phòng TKNL – Bộ Công Thương