Đáy hầm: Được xây như đáy hồ chứa nước gia đình mà nông dân vẫn quen làm, hoặc đổ đan có độ dày 5 - 6cm.
Bốn bức tường xung quanh: Được xây dựng bằng ghạch ống, trộn hồ với tỷ lệ 1 xi măng/ 3 - 4 cát. Sau đó phải tráng một lớp hồ (với tỷ lệ xi măng và cát như trên), để tăng độ bền của hầm ủ phân.
Gờ đắp bằng xi măng (còn gọi là bắt con lươn xung quanh thân hầm):
- Mục đích : Làm điểm tựa để gắn bọc nylon (PE) vào xung quanh thành hầm.
- Kích thước : Rộng = 3 - 4 cm, dày = 1- 1,5 cm.
- Vị trí : Cách miệng hầm : 0,6cm.
Bọc nylon (gắn trùm phía trên):
- Mục đích : Giữ gas tạo ra được đảm bảo toàn vẹn, an toàn và gas không bị thất thoát. Không phải chi một khoản tiền lớn để thiết kế xây dựng một nắp hầm kiên cố công phu. Trong thực tế không ít những hầm biogas xây kiên cố, tốn kém nhưng vẫn rạn nứt, phải gia cố lại hoặc đập bỏ.
- Kích thước: Phụ thuộc vào kích thước hầm ủ đã xây của từng gia đình.
- Vị trí gắn bọc: Gắn ngay sát giờ xi măng được đắp xung quanh hầm biogas.
- Kỹ thuật gắn bọc: Dùng đinh thép (dài 2cm) để đóng ép bọc nylon vào sát thành hầm, khoảng cách đinh đóng cách nhau khoảng 0,5m. Sau đó trát một lớp hồ này 1 - 1,5cm nối tiếp phía trên gờ xi măng, để phủ kín toàn bộ các vết đinh vừa mời đóng, đồng thời giúp bọc nylon này giống như việc giăng mùng mà phía dưới của mùng được dắt vào dưới chiếu hoặc nệm.
Lưu ý : Phải để trống một góc hầm khoảng thân người chui lọt, để lên, xuống và hút cặn lắng ở đáy hầm khi cần thiết. Chỗ bọc nylon này phải túm lại và treo vào đó một cục gạch nhỏ, nó sẽ được nhấn chìm vào trong nước phân của hầm và đảm bảo thầm kín tuyệt đối, gas không ngay từ khi gắn bọc vào thành hầm xong.
Mặt trên của hầm (nắp hầm): Để bảo vệ bọc nylon phía trong hầm, đây là các tấm đan gắn bình thường, không cần phải xây công phu tốn kém và được sử dụng làm nền chuông heo, hay dùng vào các mục đích khác vẫn đảm bảo an toàn vệ sinh.
Ngoài ra còn hệ thống phụ gồm 4 phần: hồ lắng đất, các ống nhựa đầu vào phần, ống nhựa đầu ra phân, và lỗ thoát gas.
Kỹ thuật xây hầm biogas của KS. Lê Thị Huỳ đã được nông dân các huyện Củ Chi, Hóc Môn, Bình Chánh, và quận 12, Gò Vấp của TP. HCM thực hiện nhiều năm nay, làm theo kiểu này, giá thành khoảng 1 - 1,7 triệu đồng/hầm (tuỳ kích thước túi nylon hay thể tích hầm lớn, nhỏ).
Nguồn: Báo khoa học