Công trình này là sự nỗ lực đang gia tăng để tìm ra những phương pháp giảm CO2, một loại khí hàng đầu gây ra hiệu ứng nhà kính, Philip Jessop, Giáo sư hoá chất ở trường Đại học Queen, Canada, nhận định. “Biến CO2 thành thành CO là một việc rất khó, nay thực hiện được thì quả là một công đôi việc”.
Quy trình như vậy lúc đầu có thể sẽ không có tác dụng nhiều để giảm bớt lượng CO2 trong khí quyển, vì cần phải được thực hiện ở quy mô lớn, Kubiak cho biết. Tuy nhiên, bất cứ quy trình hoá học nào được phát triển để biến CO2 thành nguyên liệu thì đều hữu ích. Kubiak nhận xét thêm: “Nếu như các nhà sản xuất hoá chất đang tìm mọi cách để chế tạo hàng triệu tấn chất dẻo, thì CO2 trong khí quyển chính là nguồn nguyên liệu cho họ”.
Hệ thống mới được phát triển này cũng có thể là một phần giải pháp cho một vấn đề đang đặt ra cho năng lượng mặt trời. Để cho các tấm pin mặt trời vẫn hữu ích cả khi không có ánh sáng chiếu vào, thì điện do chúng sản ra phải được lưu trữ. Một phương pháp tiềm năng là biến điện năng thành hoá năng. Cách tiếp cận phổ biến là sử dụng các pin mặt trời để sản xuất hydro cho các pin nhiên liệu. Tuy nhiên, hydro khó vận chuyển và lưu trữ hơn nhiều so với nhiên liệu lỏng, chẳng hạn như xăng. Hệ thống của Nhóm UC chứng tỏ rằng có khả năng sử dụng năng lượng mặt trời để sản xuất CO, tiếp đó cùng với hydro, có thể chuyển hoá thành xăng. Hiện tại, CO được sản xuất từ khí tự nhiên hoặc than. Nhưng phương án dùng CO2 hấp dẫn hơn, một phần là do nó rất rẻ.
Trong thiết bị nguyên mẫu, ánh sáng mặt trời được truyền qua CO2 tan trong dung dịch trước khi nó được hấp thụ bởi catot bán dẫn, tại đó các photon biến thành điện tử. Với sự có mặt của xúc tác, các điện tử phản ứng với CO2 tạo thành CO ở điện cực. Tại anot (là chất xúc tác làm từ platin), nước được biến thành ôxy.
Để chế ra nhiên liệu, CO có thể kết hợp với H2 để tạo ra khí tổng hợp.
Nguồn: côngnghệmới