Kế hoạch, với tên gọi DESERTEC và phát triển bởi Tập đoàn Năng lượng tái tạo xuyên Địa Trung Hải (TREC), được giới thiệu tới những thành viên của Nghị viện châu Âu ở Brussels vào ngày 28/11/2007.
Kế hoạch bao gồm việc xây dựng một mạng lưới những xí nghiệp sản xuất năng lượng mặt trời tập trung (CSP) trên khắp vùng Trung Đông và Bắc Phi (MENA) để đáp ứng những nhu cầu năng lượng dự kiến cho khu vực EU - MENA. Hệ thống đường dây điện hiệu suất cao sẽ được xây dựng để truyền tải năng lượng xung quanh và ngang qua biển Địa Trung Hải và Bắc Âu.
CSP tập trung sự phát xạ mặt trời khi sử dụng những tấm gương lớn tạo ra hơi nước điều khiển những tua-bin hay những động cơ để phát ra điện.
Kế hoạch được đánh giá với chi phí ban đầu là 10 tỉ euro cần trong bảy năm, với nguồn tài chính được đóng góp từ những nước trong khu vực EU- MENA. Những chi phí khác sau này có thể được bù đắp bởi lợi nhuận thu được từ các sản phẩm năng lượng.
Nhưng tổng chi phí cho DESERTEC có thể đạt đến 400 tỉ euro trong một vài thập niên tiếp theo, mang đến sự nghi ngờ liệu kế hoạch có được chấp nhận hay không.
Hassan Moawad Abdel Al, cựu Chủ tịch Viện Ứng dụng công nghệ và Nghiên cứu khoa học của thành phố Alexandria Mubarak, nói với SciDev.Net: “Không chắc EU sẽ tiếp tục xem xét đến chương trình này, một dự án đầu tư lớn cần rất nhiều tiền với quy mô xây dựng rộng ở nơi có nhiều bất ổn và nhiều vấn đề chưa được giải quyết như vùng Trung Đông và Bắc Phi”.
Wael Hmaidan, Giám đốc điều hành tập đoàn môi trường IndyAct (Li Băng) tin tưởng rằng CSP sẽ là năng lượng của tương lai. “Khi trữ lượng dầu cạn kiệt, và uranium được sử dụng hết, chúng ta sẽ không có sự lựa chọn nào khác ngoài việc chuyển sang năng lượng mặt trời và những công nghệ về năng lượng tái tạo khác. Vậy tại sao chúng ta không chuyển đổi ngay từ bây giờ?”
Klaus Lackner, giáo sư địa vật lý tại Khoa Công trình trái đất của Đại học
Có một số người không chắc chắn về khả năng phát triển của năng lượng mặt trời vào thời điểm hiện nay, trong đó có Ned Xoubi, Chủ tịch Khoa Công nghệ Hạt nhân tại Đại học Khoa học và Công nghệ Jordan.
“Chúng tôi phải nhấn mạnh một thực tế về những nguồn năng lượng này, như năng lượng mặt trời vẫn chưa khả thi về mặt kỹ thuật hay kinh tế để cung cấp một tỷ lệ đáng kể nào đó cho nhu cầu về năng luợng thế giới”, ông Xoubi cho biết.
Xuân Việt
(Theo SciDev.Net)