[In trang]
Phân tích rủi ro tài chính trạm phát điện gió ở Việt Nam
Thứ năm, 06/08/2009 - 15:05
Hiện nay, không chỉ Việt Nam mà nhiều quốc gia phát triển trên thế giới đã và đang tìm cách tận dụng các nguồn năng lượng tái tạo trong đó có điện gió. Đây là một lĩnh vực không còn mới nhưng những khó khăn và rủi ro trong đầu tư vẫn luôn là rào cản lớn đối với sự phát triển nguồn năng lượng sạch này. Ở Việt Nam, Báo cáo phân tích rủi ro (PTRR) đã được nghiên cứu và ứng dụng, báo cáo PTRR được tiến hành nhằm đánh giá khả năng sinh lời của một dự án trạm điện gió được đề xuất ở Việt Nam.

Để hiểu rõ hơn về báo cáo PTRR, ta xét dự án cụ thể với những thông số chính như sau:

Tổng công suất tram phát điện 51 MW gồm 34 tuabin gió 1.5 MW, đường kính cánh tua bin 77 m, nằm trên tổng diện tích khoảng 32 ha; Tốc độ gió trung bình hàng năm ở độ cao 60 m là 6.7 m/s. Hệ số phát điện (capacity factor) 25-35%; Chi phí đầu tư ước tính 110 triệu USD (bao gồm hệ thống đường nội bộ, hệ thống điện 22 kV & trạm tăng áp 22/110 kV bên trong nhà máy)- suất đầu tư trung bình 2,15 $ Triệu/MW; Giá trị hiện tại (PV) của tổng chi phí cả dời dự án (20-25 năm) 130 $ triệu (bao gồm chi phí đầu tư & chi phí vận hành, bảo dưỡng); Hệ số giá trị hiện tại (PV factor) dùng trong PTRR là 11-13.5 (phù hợp với giả thiết suất giảm giá (discount rate) 7-8%/năm & đời dự án 20-25 năm); Giá bán điện 7- 9.5 $ cent/kWh;  giá thương mại giảm phát khí thải  CER 15 $/ton CO2.

Báo cáo PTRR đã được tiến hành theo hai mô hình (i) Mô hình mô phỏng Monte Carlo và (ii) mô hình phân tích phương sai. Cả hai mô hình đều làm trong bảng tính Excel.  Để thực hiện điều này, tất cả dữ liệu đầu vào trong bảng tính, ví dụ: giá tuabin, giá thiết bị điện, chi phí ắp đặt, vận hành & bảo dưỡng, giá bán điện..vv…  đều cho ba giá trị theo đánh giá của chuyên gia: v min,     v mode   vmax . Xin xem bảng tính “WindFarm_Excel_Simulation” trong phụ lục.

Trong mô hình mô phỏng, dùng software tương tác ‘Crystal Ball’ với các ô  dữ liệu đầu vào trong bảng tính có giả thiết phân phối xác suất tam giác với ba tham số v min,     v mode    vmax  như đã nói trên. Cấu trúc mô hình mô phỏng Monte Carlo có trong sheet “simu_ struc” của bản tính “WindFarm_Excel_Simulation”.

Trong mô hình phân tích phương sai, các biểu thức đơn giản để tính giá trị kỳ vọng (trung bình) và độ lệch chuẩn của các dữ liệu đầu vào như sau

Giá trị kỳ vọng                            (E) = (v max + v mod + v min)/ 3

Sai lệch chuẩn (Std.Dev)               σ = (v max- v min)/ 4.6

Nếu biết giá trị kỳ vọng và sai lệch chuẩn của chi phí (hoặc thu nhập) của mỗi hạng mục và các hạng mục này là độc lập (với nhau) thì tổng chi phí (hoặc thu nhập) của dự án và phương sai (variance) tương ứng là phép cộng trực tiếp

 


 

Nếu chi phí (hoặc thu nhập) của một hạng mục thứ i th là tích của hai yếu tố, ví dụ giá đơn vị nhân với số đơn vị ( chẳng hạn đơn giá tuabin nhân với số tua bin 34) thì kỳ vọng chi phí (hoặc thu nhập) và phương sai của hạng mục thứ i th này được tính như sau

Kết quả

1.      Hai mô hình đã dẫn đến những kết quả rất phù hợp với nhau. Bảng 1 so sánh một vài kết quả chính (những kết quả này tương ứng với số liệu đầu vào trong bảng tính “WindFarm_Excel_Simulation”phần phụ lục. Tất nhiên kết quả sẽ thay đổi nếu thay đổi dữ liệu đầu vào)

 

           Bảng 1- So sánh các chỉ số của mô hình mô phỏng Monte Carlo & phân tích phương sai

2.     PTRR không chỉ tính chi phí và lợi nhuận kỳ vọng mà còn đánh giá rủi ro kinh tế và tính bất định hay sự biến động (đánh giá qua phương sai) của dự án, tức là phải nhận dạng và đánh giá những yếu tố “nguy hiểm” có tác dộng mạnh đến phương sai của kỳ vọng lợi nhuận hoặc kỳ vọng giá trị hiện tại tổng thu nhập của dự án (NPV Total Income). Trong trường hợp cụ thể của bảng tính này, NPV Income của dự án được xem xét. Ba yếu tố có tác động mạnh nhất đến phương sai của NPV Income là: sản lượng điện hàng năm, giá bán điện và hệ số qui đổi về giá trị hiện tại (PV factor). Cả hai mô hình đều dẫn đến cùng một kết quả định lượng khá phù hợp.Xin xem Hình 1   

 

 

1.      Giả thiết rằng phân phối xác suất của giá trị hiện tại lợi nhuận của dự án (NPV project profit) tính theo mô hình phân tích phương sai (E=16.75; = 15) tiến đến hàm phân phối chuẩn có cùng tham số N thì phân bố tần suất của hàm chuẩn này khá trùng khớp với phân bố tần suất của mô hình mô phỏng Monte Carlo (mô phỏng 10.000 lần). Xin xem hình 2a

2.      Giải biến động giá trị hiện tại lợi nhuận của dự án (NPV project profit) là khá rộng từ min -29 đến max 73 $ triệu . Có tới 12% xác suất lợi nhuận là số âm (thua lỗ) tử -29 $ triệu đến 0 $ (xin xem hình 2b). Như vậy, xét theo mục tiêu giá trị hiện tại lợi nhuận, dự án có nhiều rủi ro.

Bình luận ngắn

Đến năm 2008, công suất lắp đặt điện gió toàn cầu đã vượt quá 121.000 MW, hàng năm sản xuất được 260 tỷ kWh và cắt giảm được 158 triệu tấn CO2. Thị trường lắp đặt tuabin gió toàn cầu năm 2008 cỡ  $48 tỷ.  Người ta dự báo rằng, năm 2020 NLG toàn cầu sẽ chiếm  tỷ trọng khoảng 12% trong tổng điện năng thế giới. Điều này chứng tỏ tính khả thi về kinh tế & kỹ thuật & giảm phát thải khí thải…của năng lượng gió. Tuy nhiên ở Việt Nam có khác (và thường xuyên khác!). Do chưa có những chính sách ưu đãi, hỗ trợ (Feed in policies) năng lượng tái tạo nói chung và điện gió nói riêng, các dự án phát triển trạm điện gió ở Việt Nam vào thời điểm hiện tại là không khả thi, có nhiều rủi ro cho nhà đầu tư về lợi nhuận.

Giả định lạc quan

Giả tưởng rằng trong vòng một hai năm tới, một loạt các “Feed in policies” được ban hành cùng với sự phát triển công nghệ chế tạo tuabin gió trên thế giới (xu hướng tất yếu) dẫn đến các hệ quả sau đây (i) chi phí đầu tư giảm 10-15% (so với các dữ liệu trong PTRR); (ii) giá bán điện gió 8-9 $cent/kWh. Khi đó phân phối tần suất NPV lợi nhuận dự án khá hấp dẫn. Xin xem hình 3a và 3b


 

Tham khảo

1.      Economic Risk and Sensibility Analysis for Small-scale Hydro Projects-IEA Technical Report, March 2000

2.      Global Wind Energy 2008-2020. Viet Nam why not? –Tran Tri Dung http://vpmg.org/projects.html

 

Trần Trí Dũng