Nền kinh tế Việt
Tiềm năng lớn, lợi ích cao
Tốc độ tăng trưởng cao kéo theo đó là áp
lực về nhu cầu năng lượng ngày một lớn, nhất là các ngành sản xuất
công nghiệp. Năm 2000 cường độ tiêu thụ năng lượng của Việt
Suất tiêu hao năng lượng
(kg OE/ USD) trong lĩnh vực công nghiệp công nghiệp ở Việt
Khảo sát thực tế ở Việt
Theo nhận định chung của nhiều nhà nghiên cứu,
tiềm năng áp dụng Sản xuất sạch hơn (SXSH) ở Việt
Chỉ tính riêng tại Hà Nội tiềm năng SXSH đã chiếm 75,7% tổng giá trị sản xuất công nghiệp
Áp dụng các biện pháp SXSH mang lại cho doanh nghiệp lợi ích
kinh tế cao thông qua tiết kiệm chi phí nhờ giảm lãng phí nguyên liệu và năng
lượng, thu hồi lượng nguyên liệu đáng kể tiêu hao trong quá trình sản xuất,
tiết kiệm chi phí xử lý chất thải. Bên cạnh đó, SXSH giúp cải thiện hình ảnh
công ty, nâng cao năng suất và ưu thế cạnh tranh của doanh nghiêp trên thị
trường đồng thời cải thiện được môi trường làm việc hướng tới một tương lai
phát triển bền vững.
Trong khoảng 10 năm (từ 1999 đến 2008) tổng
lợi ích kinh tế của các doanh nghiệp tham gia trình diễn SXSH ở
các ngành cơ bản như Dệt, Giấy, Kim khí, Vật liệu xây dựng, thực phẩm và đồ
uống là khoảng 10 triệu USD nhờ tiết kiệm 63 nghìn Mwh điện, 42 nghìn tấn than,
gần 9 nghìn tấn dầu FO, 7.5 triệu m3 nước...
Ở ngành Dệt, giải pháp SXSH áp dụng tại 8 công ty dệt may đã
giúp tiết kiệm hàng năm hơn 1 triệu m3 nước, 1.9 nghìn tấn dầu FO, 530 nghìn
Kwh điện và hơn 1000 kg hóa chất, thuốc nhuộm. Tính về lợi ích kinh tế, 8 doanh
nghiệp Dệt may thu được 7,25 tỷ đồng nhờ giảm chi phí nguyên liệu và năng lượng
trong đó số tiền đầu tư ban đầu để thực hiện các giải pháp SXSH chỉ là 1.12 tỷ
đồng. Theo tính toán của các nhà nghiên cứu, thời gian hoàn vốn của các doanh
nghiệp khi áp dụng SXSH chỉ từ 1 đến 17 tháng. Như vậy, rõ ràng rõ ràng SXSH là
cơ hội tiết kiệm cho doanh nghiệp thông qua tiết kiệm chi phí nguyên liệu, năng
lượng.
Về lợi ích môi trường, nhờ áp dụng SXSH, 8
doanh nghiệp Dệt may đã giảm được hơn 1 triệu m3 nước thải mỗi năm, giảm
gần 6 nghìn tấn CO2 phát thải và giảm được ô nhiềm môi trường trong nước thải.
Chỉ tính riêng tại Nhà máy dệt len
Mùa Đông, SXSH đã giúp doanh nghiệp giảm tỷ lệ xử
lý lại sản phẩm từ 2% xuống 1%, giảm điện năng tiêu thụ từ 340Kwh/tấn sản phẩm
xuống 280Kwh/tấn sản phẩm ( tương đương 17,6%), giảm lượng than tiêu thụ
từ 3360 kg/tấn sản phẩm xuống 2800 kg/tấn sản phảm ( tương đương 16,7%).
Sản xuất Giấy là ngành công nghiệp tạo ra nhiều nước thải, chất thải độc hại đồng thời tiêu tốn nhiều nguyên liệu, năng lượng. Bằng việc áp dụng các biện pháp SXSH mỗi năm Công ty Giấy Bãi Bằng đã tiết kiệm được 21.19% điện tiêu thụ; 12,2 % than; 14,31% dầu FO và giảm được hơn 61 nghìn tấn phát thải CO2. Theo đó, mỗi năm doanh nghiệp này tiết kiệm được gần 25 tỷ đồng nhờ giảm chi phí sản xuất cũng như chi phí cho việc xử lý chất thải ô nhiễm.
Các rào cản
Nhận thức rõ tiềm năng cùng những lợi ích SXSH
mang lại, đồng thời là sự cần thiết áp dụng SXSH trong điều kiện
công nghiệp phát triển nhằm hướng tới tương lai bền vững, hạn chế ô nhiễm
môi trường, ngăn chặn nguy cơ nóng lên toàn cầu, Thủ tướng Chính phủ
đã phê duyệt đề án “Chiến lược SXSH trong công nghiệp đến năm 2020”. Theo đó,
Việt Nam tiến đến áp dụng SXSH rộng rãi tại các cơ sở công nghiệp nhằm nâng cao
hiệu quả sử dụng tài nguyên thiên nhiên, giảm thiểu phát thải và hạn chế mức độ
gia tăng ô nhiễm, bảo vệ và cải thiện chất lượng môi trường, sức khỏe con người
và đảm bảo phát triển bền vững.
Trong giai đoạn từ nay đến 2015 mục tiêu 50%
cơ sở sản xuất công nghiệp nhận thức được lợi ích của
việc áp dụng SXSH, 25% áp dụng SXSH với mức tiết kiệm từ 5 đến 8% mức tiêu
thụ năng lượng, 70% các sở Công thương có cán bộ chuyên trách đủ năng lực hướng
dẫn áp dụng SXSH cho các cơ sở sản xuất.
Để thực hiện đề án trên, Bộ Công Thương đã chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường, các Bộ ngành địa phương liên quan tổ chức tuyên truyền nâng cao nhận thức, quản lý cơ chế, chính sách hợp lý, đẩy mạnh hỗ trợ kỹ thuật, đào tạo nguồn nhân lực và hợp tác quốc tế, chú trọng đầu tư tài chính nhằm khuyến khích các doanh nghiệp thực hiện SXSH…Tuy nhiên, sở dĩ SXSH vẫn chưa thực sự phổ biến và áp dụng rộng rãi là bởi trong quá trình thực hiện còn vấp phải nhiều rào cản.
Rào cản lớn nhất của SXSH là việc doanh nghiệp chưa quan tâm đầy đủ đến các vấn đề phát triển bền vững
Theo bà Ngô Thị Nga, chuyên viên nghiên cứu SXSH, Trung tâm sản xuất sạch Việt Nam, Viện KH và CNMT, ĐH Bách Khoa Hà Nội thì rào cản lớn nhất vẫn xuất phát từ phía doanh nghiệp. Bản thân các doanh nghiệp chưa thực sự quan tâm đến vấn đề phát triển bền vững. Trên thực tế, SXSH vẫn chỉ được coi như là một dự án chứ không phải là một chiến lược được thực hiện liên tục ở doanh nghiệp. Một số doanh nghiệp qua tâm thì thiếu thông tin về công nghệ, về thị trường. Bên cạnh đó, vấn đề lớn khiến nhiều doanh nghiệp còn ngần ngại áp dụng SXSH chính là thiếu nguồn tài chính để đầu tư cho các công nghệ mới, sạch hơn.
Về phía cơ quan chủ trì thực hiện cũng thiếu các chuyên gia về SXSH trong các ngành công nghiệp khác nhau, thiếu hệ thống quy định có tính pháp lý khuyến khích tiết kiệm.
Theo bà Nga, để đề án “Chiến lược SXSH trong công nghiệp đến năm 2020” đạt được mục tiêu như đã đề ra các cơ quan chủ trì phải có sự gắn kết, phối hợp chặt chẽ. Bài học rút ra sau thời gian dài áp dụng SXSH là phải yêu cầu cam kết cao nhất của lãnh đạo doanh nghiệp, tăng cường tuyên truyền nhằm kêu gọi sự hưởng ứng của cán bộ, công nhân viên. Khi điều kiện tài chính còn hạn hẹp, các chuyên gia cần tư vấn để doanh nghiệp áp dụng SXSH ở những biện pháp đơn giản, ít phải đầu tư lớn.
Hùng Linh