Được thành lập từ năm 1984, sau hơn 20 năm hoạt động Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy Phà Rừng đã sửa chữa thành công hàng ngàn lượt tàu của các hãng vận tải biển thuộc nhiều quốc gia trên thế giới.
Thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia
về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, dưới
sự chỉ đạo của Tập đoàn công nghiệp tàu thủy Việt Nam (Vinashin),
Công ty đóng tàu Phà Rừng đã triển khai áp dụng nhiều biện pháp tiết kiệm
năng lượng (TKNL) bước đầu đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Việc lắp đặt các
bộ tụ bù tại các
phụ tải giúp nâng điện áp , giải pháp này có thể tiết kiệm cho Công ty 300 triệu
đồng mỗi
năm.
Theo các chuyên gia kiểm toán, tiềm năng, cơ hội TKNL tại Công ty là rất lớn. Nếu thực hiện đầy đủ các giải pháp nêu ra, mỗi năm Công ty có thể tiết kiệm gần 3,5 triệu Kwh điện tương đương với số tiền tiết kiệm được là hơn 10,6 tỷ đồng. Trên thực tế, công ty đã thực hiện được một số biện pháp đơn giản, với chi phí đầu tư thấp.
Tình hình sử dụng
năng lượng
Tại Công ty đóng tàu Phà Rừng năng lượng sử dụng chủ yếu là điện năng dùng để cung cấp cho các hoạt động như chiếu sáng, động cơ điện, máy hàn, máy nén khí, điều hòa…Năm 2006, điện năng tiêu thụ của công ty là 6,1 triệu Kwh, đến năm 2008, điện năng tiêu thụ đã tăng gần gấp 3 là 17,9 triệu Kwh tương đương 16.8 tỷ đồng.
Ngoài ra, Công ty còn sử dụng một số dạng năng
lượng như Gas, xăng, dầu, C02, 02. Qua khảo sát, thực tế sử dụng năng lượng tại Công
ty còn lãng phí, gây thất thoát điện năng rất lớn. Hệ thống chiếu
sáng trong các phân xưởng được thiết kế và vận hành tốt, có mái cao
tận dụng được ánh sáng và gió tự nhiên. Tuy nhiên hầu hết công nhân không chú
ý tắt đèn khi ánh sáng trong xưởng khi ánh sáng tự nhiên đã đủ đáp ứng.
Áp dụng các biện pháp
TKNL, Công ty đóng tàu Phà Rừng có thể giảm lượng khí thải Co2 ra môi
trường
trên 2,2 nghìn tấn/ năm.
Tại hệ thống phân xưởng cũ, đa phần hệ thống chiếu sáng đã cũ, tiêu tốn điện năng. Hiện tại, Công ty sử dụng khoảng 150 chiếc điều hòa, 50 quạt thông gió và 5 chiếc bình nóng lạnh. Trừ khu vực mới xây được lắp điều hòa hiện đại , những khu vực cũ đều lắp loại điều hòa 1 cục, đã hoạt động trên 20 năm, vừa ồn vừa tiêu tốn điện năng.
Tình hình tiêu thụ các dạng năng lượng khác tại Công ty đóng tàu Phà Rừng cũng khá bất cập. Mỗi năm trung bình Công ty tiêu thụ khoảng 10 triệu m3 nước, gần 80 nghìn lít xăng, 1 nghìn tấn Co2, 220 tấn gas và khoảng 1300 tấn O2.
Được đánh giá là một trong những doanh nghiệp lớn trong ngành đóng tàu Việt Nam và cũng là đơn vị có mức tiêu thụ năng lượng lớn, các chuyên gia kiểm toán sau khi khảo sát đã tiến hành áp dụng thí điểm một số biện pháp TKNL tại Công ty đóng tàu Phà Rừng.
Áp dụng các biện pháp sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả không chỉ giúp các doanh nghiệp giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm, nâng cao sức cạnh tranh mà còn có ý nghĩa lớn về mặt môi trường. Áp dụng các biện pháp TKNL, Công ty đóng tàu Phà Rừng có thể giảm lượng khí thải Co2 ra môi trường trên 2,2 nghìn tấn/ năm.
Các giải pháp tiết
kiệm
Đối với hệ thống cung cấp điện, lắp đặt các bộ tụ bù tại các phụ tải có bán kính cấp điện dài trên 500m giúp nâng điện áp cấp điện từ 10V đến 15V. Ước tính giải pháp này có thể tiết kiệm cho Công ty 300 triệu đồng mỗi năm.
Đối với hệ thống chiếu sáng, hiện tại Công ty đã áp dụng lắp
đặt bóng đèn tiết kiệm điện cho các cột chiếu sáng ngoài trời, tại các nhà
xưởng, tại nhà ăn ca. Bên cạnh đó, Công ty đóng tàu Phà rừng cũng đã lắp
biến tần cho các cẩu và cầu trục, lắp đặt hệ thống đun nước nóng năng lượng mặt
trời. Sau một năm áp dụng các phương pháp TKNL, Công ty đã tiết kiệm được 239
nghìn Kwh điện, tổng số tiền tiết kiệm được là hơn 2 tỷ đồng, giảm trên 1,2
triệu tấn CO2/năm.
Theo đánh giá của các chuyên gia kiểm toán, tiềm năng, cơ hội TKNL tại Công ty Phà Rừng là rất lớn.
Tuy nhiên, so với tiềm năng, thực tế TKNL tại Công ty vẫn còn thấp. Còn nhiều cơ hội tiết kiệm đơn vị chưa thực hiện như tận dụng hệ thống làm mát cho máy nén khí, lắp các Powerboss cho trạm bơm nước kỹ thuật, cho máy cắt tôn, cho máy ép thủy lực hay biện pháp thay điều hòa 1 cục thành điều hòa 2 cục… Ước tính, áp dụng các cơ hội TKNL nêu trên, doanh nghiệp sẽ phải đầu tư ban đầu là khoảng 2,7 tỷ đồng, sau hơn 2 năm có thể thu hồi vốn.
Thực hiện TKNL tại Công ty đóng tàu Phà rừng đã giúp nâng cao ý thức trách nhiệm của toàn bộ cán bộ công nhân viên công ty. Lãnh đạo Công ty Phà rừng xác định, tăng tính cạnh tranh bằng cách nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành, xây dựng môi trường sản xuất lành mạnh chính là chiến lược phát triển lâu dài và và phù hợp của doanh nghiệp trong thời kỳ hội nhập.
Trần Linh