[In trang]
Vi khuẩn trầm tích đáy biển có thể “phát” điện
Thứ tư, 26/05/2010 - 06:02
Trong báo cáo đăng trên tạp chí Tự nhiên số ra mới nhất của Anh, các nhà khoa học cho biết, vi khuẩn trong lớp trầm tích dưới đáy biển có thể lợi dụng thành phần khoáng sản kim loại trong trầm tích, hình thành “lưới điện” nano và sinh ra dòng điện do sự phản ứng sinh hóa của vi khuẩn tạo ra.

Trong báo cáo đăng trên tạp chí Tự nhiên số ra mới nhất của Anh, các nhà khoa học cho biết, vi khuẩn trong lớp trầm tích dưới đáy biển có thể lợi dụng thành phần khoáng sản kim loại trong trầm tích, hình thành “lưới điện” nano và sinh ra dòng điện do sự phản ứng sinh hóa của vi khuẩn tạo ra. 


Theo báo cáo của các nhà khoa học thuộc Đại học Aarhus, Đan Mạch, phần trên và phần dưới của trầm tích đáy biển đều tồn tại vi khuẩn, vi khuẩn phần trên sẽ tiếp xúc nhiều hơn với oxy trong nước, trong khi đó vi khuẩn phần dưới lại tiếp xúc nhiều hơn với chất hữu cơ trong trầm tích.


Vi khuan tram tích.jpg

Vì vậy, chúng dần hình thành sự phân công, vi khuẩn phần trên chịu trách nhiệm “hô hấp”, tức là phản ứng oxy hóa; vi khuẩn phần dưới chịu trách nhiệm “tiêu hóa”, tức là phân giải chất hữu cơ. Quá trình này cần có một điện tử mới có thể chuyển tải từ phần dưới lên phần trên.

Nhà khoa học Nelson cho hay, để thực hiện sự chuyển tải điện tử, vi khuẩn sẽ lợi dụng một thành phần nào đó của mình để vận chuyển thành phần kim loại trong trầm tích và sắp xếp theo một trật tự, cuối cùng hình thành “lưới điện” nano có thể dẫn điện, qua đó sản sinh ra dòng điện.


Mặc dù dòng điện này rất yếu, tuy nhiên nếu lợi dụng thiết bị mô hình mạng lưới sẽ thu thập được dòng điện trong phạm vi diện tích lớn và có thể ứng dụng trong một số trường hợp trên thực tế như cung cấp điện lâu dài cho thiết bị giám sát trên biển.

 

Thuý Hằng (st)