Toàn cầu sắp chào đón thời kỳ phát triển lớn của khí đốt
Chủ nhật, 27/06/2010 - 16:56
Gần đây được biết, trong quá trình phát triển từ nguồn năng lượng truyền thống sang nguồn năng lượng mới, khí đốt sẽ chiếm vị trí quan trọng trong cấu trúc năng lượng thế giới và toàn cầu sẽ chào đón một thời kỳ phát triển lớn.
Gần đây được biết, trong quá trình phát triển từ nguồn năng lượng truyền thống sang nguồn năng lượng mới, khí đốt sẽ chiếm vị trí quan trọng trong cấu trúc năng lượng thế giới và toàn cầu sẽ chào đón một thời kỳ phát triển lớn.
Vừa qua, hầu hết các đại gia dầu mỏ toàn cầu đều đã tham dự hội nghị cấp cao trong lĩnh vực khí đốt với chủ đề “Cơ hội và thách thức trong tình hình biến động” do Hiệp hội dầu khí Quốc tế SPE và Hiệp hội dầu mỏ Trung Quốc phối hợp tổ chức, nhằm tìm cách tháo gỡ những nút thắt trong việc khai thác năng lượng và bảo vệ môi trường, tìm ra một con đường phát triển mới.
Theo những dự đoán lạc quan của Cơ quan Năng lượng Quốc tế, đến năm 2020, nguồn năng lượng phi hóa thạch sẽ chiếm khoảng 15% tiêu dùng năng lượng một lần của toàn cầu; Đến năm 2030, năng lượng phi hóa thạch sẽ chiếm tới 40% trong tiêu dùng năng lượng một lần của toàn cầu.
Mặc dù giữa các quốc gia phát triển và những nước đang phát triển đang có một sự khác biệt tương đối lớn về chiến lược phát triển, mức độ và lượng tiêu dùng năng lượng của mình, nhưng các quan chức lãnh đạo của một số doanh nghiệp trong và ngoài nước tham dự hội nghị vẫn cho rằng, việc nâng cao mức độ phát triển của ngành công nghiệp sản xuất khí đốt đặc biệt quan trọng trong thời điểm này.
Phó giám đốc điều hành của Tổng công ty Exxon Mobil - Mark W. Albers nhấn mạnh, so với số khí đốt chính quy, trữ lượng tài nguyên khí đốt phi chính quy bao gồm cả khí đá phiến trong đó cao hơn, hơn nữa tiềm năng khí đốt phi chính quy là vô hạn.
Ủy viên ban điều hành của Tập đoàn dầu khí Shell Hà Lan cho rằng, trong một thời gian tương đối dài sắp tới, tỷ lệ khí đốt trong cấu trúc năng lượng thế giới sẽ không ngừng gia tăng. Các nhà máy phát điện sử dụng khí đốt để phát điện sẽ có tính năng ưu việt hơn so với các nhà máy điện truyền thống, có thể cắt giảm được 50% thậm chí tới 70% lượng khí thải carbon.
Trung Quốc – nước có nền kinh tế phát triển duy nhất trong cơn bão tài chính, bố cục chiến lược năng lượng trong tương lai của quốc gia này càng khiến thế giới quan tâm. Các số liệu thống kê cho thấy, từ năm 2000 đến nay, lượng tiêu dùng khí đốt của Trung Quốc vẫn giữ tốc độ tăng trưởng cao khoảng 16%. Dự đoán đến năm 2020, lượng tiêu dùng khí đốt của Trung Quốc sẽ đạt 300 tỷ m3.
Tuy nhiên, điều đáng quan tâm đó là, với kho dự trữ 70 nghìn tỷ m3 khí đốt mà toàn cầu đang sở hữu trong tương lai, lĩnh vực năng lượng cần phải dựa vào sáng tạo công nghệ để thực hiện, việc cải tạo công nghệ và phát hiện công nghệ mới sẽ trở thành tiền đề quan trọng để giành chiến thắng.
Một quan chức tham dự hội nghị còn nhấn mạnh, các doanh nghiệp khai thác năng lượng phải luôn nhớ rằng, ngành nghề này cần quan tâm nhiều hơn đến bảo vệ môi trường tự nhiên so với các ngành nghề khác.
Vừa qua, hầu hết các đại gia dầu mỏ toàn cầu đều đã tham dự hội nghị cấp cao trong lĩnh vực khí đốt với chủ đề “Cơ hội và thách thức trong tình hình biến động” do Hiệp hội dầu khí Quốc tế SPE và Hiệp hội dầu mỏ Trung Quốc phối hợp tổ chức, nhằm tìm cách tháo gỡ những nút thắt trong việc khai thác năng lượng và bảo vệ môi trường, tìm ra một con đường phát triển mới.
Theo những dự đoán lạc quan của Cơ quan Năng lượng Quốc tế, đến năm 2020, nguồn năng lượng phi hóa thạch sẽ chiếm khoảng 15% tiêu dùng năng lượng một lần của toàn cầu; Đến năm 2030, năng lượng phi hóa thạch sẽ chiếm tới 40% trong tiêu dùng năng lượng một lần của toàn cầu.
Mặc dù giữa các quốc gia phát triển và những nước đang phát triển đang có một sự khác biệt tương đối lớn về chiến lược phát triển, mức độ và lượng tiêu dùng năng lượng của mình, nhưng các quan chức lãnh đạo của một số doanh nghiệp trong và ngoài nước tham dự hội nghị vẫn cho rằng, việc nâng cao mức độ phát triển của ngành công nghiệp sản xuất khí đốt đặc biệt quan trọng trong thời điểm này.
Phó giám đốc điều hành của Tổng công ty Exxon Mobil - Mark W. Albers nhấn mạnh, so với số khí đốt chính quy, trữ lượng tài nguyên khí đốt phi chính quy bao gồm cả khí đá phiến trong đó cao hơn, hơn nữa tiềm năng khí đốt phi chính quy là vô hạn.
Ủy viên ban điều hành của Tập đoàn dầu khí Shell Hà Lan cho rằng, trong một thời gian tương đối dài sắp tới, tỷ lệ khí đốt trong cấu trúc năng lượng thế giới sẽ không ngừng gia tăng. Các nhà máy phát điện sử dụng khí đốt để phát điện sẽ có tính năng ưu việt hơn so với các nhà máy điện truyền thống, có thể cắt giảm được 50% thậm chí tới 70% lượng khí thải carbon.
Trung Quốc – nước có nền kinh tế phát triển duy nhất trong cơn bão tài chính, bố cục chiến lược năng lượng trong tương lai của quốc gia này càng khiến thế giới quan tâm. Các số liệu thống kê cho thấy, từ năm 2000 đến nay, lượng tiêu dùng khí đốt của Trung Quốc vẫn giữ tốc độ tăng trưởng cao khoảng 16%. Dự đoán đến năm 2020, lượng tiêu dùng khí đốt của Trung Quốc sẽ đạt 300 tỷ m3.
Tuy nhiên, điều đáng quan tâm đó là, với kho dự trữ 70 nghìn tỷ m3 khí đốt mà toàn cầu đang sở hữu trong tương lai, lĩnh vực năng lượng cần phải dựa vào sáng tạo công nghệ để thực hiện, việc cải tạo công nghệ và phát hiện công nghệ mới sẽ trở thành tiền đề quan trọng để giành chiến thắng.
Một quan chức tham dự hội nghị còn nhấn mạnh, các doanh nghiệp khai thác năng lượng phải luôn nhớ rằng, ngành nghề này cần quan tâm nhiều hơn đến bảo vệ môi trường tự nhiên so với các ngành nghề khác.
Thủy Tiên