[In trang]
Còn trợ giá xăng, năng lượng xanh còn bị “vùi dập”
Thứ ba, 29/06/2010 - 22:25
Nhân sự kiện Diễn đàn Kinh tế Thế giới về Đông Á được tổ chức tại TP.HCM vừa qua, ông Stuart L. Dean, Chủ tịch General Electric (GE) khu vực Đông Nam Á, đã nhận định về tình hình phát triển công nghệ xanh tại Việt Nam cũng như mối quan hệ hợp tác giữa GE với Việt Nam trong lĩnh vực này. Ông nói: Chỉ khi nào ngừng trợ giá xăng thì ngành năng lượng xanh mới có cơ hội phát triển.

Nhân sự kiện Diễn đàn Kinh tế Thế giới về Đông Á được tổ chức tại TP.HCM vừa qua, NCĐT đã trao đổi với ông Stuart L. Dean, Chủ tịch General Electric (GE) khu vực Đông Nam Á, một trong những diễn giả tại Diễn đàn, về tình hình phát triển công nghệ xanh tại Việt Nam cũng như mối quan hệ hợp tác giữa GE với Việt Nam trong lĩnh vực này.

 

Trong ngắn hạn, quy mô vào khoảng vài tỉ USD, nhưng trong dài hạn, ít nhất cũng vài ngàn tỉ USD.

 

Vị trí của GE trên thị trường này như thế nào?

 

Chúng tôi chuyên về sản xuất động cơ máy bay, máy phát điện, khí đốt, dầu hỏa, máy xe lửa. Do đó, trước hết, chúng tôi quan tâm đến việc phát triển công nghệ tiết kiệm nhiên liệu, đạt hiệu suất năng lượng cao nhất cũng như thân thiện với môi trường nhất và đưa công nghệ này đến với khách hàng.


 Nang luong xanh.jpg


Quy mô thị trường công nghệ xanh ở châu Á hiện nay như thế nào?


Chúng tôi cung cấp cho họ những giải pháp cắt giảm lượng khí thải carbon với các mức giá hợp với túi tiền. Còn đối với những dự án như xây dựng nhà máy điện, chúng tôi phải làm việc với chính quyền địa phương để tìm cách áp dụng các công nghệ mới này sao cho tiết kiệm chi phí nhất.

 

Ông có thể nói rõ về sự hợp tác giữa Chính phủ và khu vực kinh tế tư nhân mà ông đã đề cập tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới về Đông Á 2010?

 

Chính phủ và các doanh nghiệp phải cùng nhau bàn bạc, từ đó đưa ra các chính sách phù hợp, đúng đối tượng nhằm khuyến khích đầu tư vào ngành năng lượng xanh như các dự án năng lượng gió, năng lượng mặt trời, thủy điện hay mua sắm thiết bị tiết kiệm nhiên liệu và thân thiện với môi trường. Khi năng lượng xanh phát triển thì nhiên liệu hóa thạch (xăng, dầu, khí đốt...) mới được trả về đúng với giá thị trường của nó.

 

Ngoài ra, nên có các biện pháp khen thưởng nhằm khuyến khích đầu tư vào công nghệ xanh.

 

Các nước nghèo không có đủ năng lực tài chính để theo đuổi các dự án đòi hỏi vốn lớn. Thậm chí, nhiều nước vẫn phải trợ giá cho người nghèo. Vậy áp dụng giá thị trường đối với xăng dầu liệu có khả thi?

 

Cái chính là ở chỗ các nước đang phát triển luôn dùng những khoản tiền khổng lồ để trợ giá. Việc trợ giá đã hỗ trợ rất nhiều cho nhóm người có thu nhập thấp, nhưng cũng khuyến khích việc lạm dụng nhiên liệu hóa thạch của tầng lớp trung lưu, thượng lưu và cả trong sản xuất công nghiệp.

 

Vì thế, quan điểm của chúng tôi là nhiên liệu hóa thạch cần được bán đúng với giá thị trường và chính phủ cần phân bổ lại nguồn vốn dùng để trợ giá cho người nghèo. Số tiền trợ giá có thể chiếm tới 25% ngân sách của một số quốc gia. Nếu tiết kiệm được một nửa trong số đó thì sẽ có đủ vốn để đầu tư vào một số ngành công nghệ xanh mà vẫn bảo vệ được người nghèo.

 

Theo ông các quốc gia sẽ phải đánh đổi gì khi sử dụng công nghệ xanh?

 

Khoản đầu tư ban đầu cho công nghệ xanh có thể cao hơn nhiều so với đầu tư vào nhà máy nhiệt điện truyền thống. Nhưng nghĩ xa hơn, đó có thể xem là chi phí bù trừ cho lượng khí thải ra. Nếu chúng ta buộc các doanh nghiệp phải trả tiền cho lượng khí carbon thải ra, họ sẽ đầu tư vào các dự án thân thiện với môi trường nhiều hơn.

 

Hiện nay, mối quan hệ hợp tác giữa GE với Việt Nam về công nghiệp xanh như thế nào?

Rất tốt. Chúng tôi vừa xây xong một nhà máy phong điện tại Hải Phòng. Đây là nhà máy phong điện đầu tiên ở Việt Nam. Điều đó cho thấy ngành kinh doanh năng lượng gió đã thực sự bắt đầu ở đây. Chúng tôi cũng đang tìm kiếm và thực hiện một số dự án nhà máy phong điện tiếp theo, đặc biệt tại miền Trung Việt Nam.

 

Có dự án công nghệ xanh nào khác ở Việt Nam hay không?

 

Các dự án năng lượng sinh khối cũng rất tiềm năng (sinh khối là các chất hữu cơ có nguồn gốc động thực vật như phân động vật, cây cỏ, rơm rạ). Những loại rác thải khác như rác thải sinh hoạt cũng có thể sinh ra khí, từ đó được chuyển đổi thành điện. Các bãi chứa rác thải có thể tách riêng các chất vô cơ và hữu cơ. Chất hữu cơ sẽ tạo ra lượng lớn khí mêtan. Loại khí này thải ra lượng khí nhà kính cao gấp 20 lần so với khí CO2. Để thu được khí mêtan và chuyển đổi nó thành điện năng là cả một quy trình phức tạp. Tuy nhiên, lượng điện tạo ra là không nhỏ.

 

Đã có biết doanh nghiệp nào của Việt Nam đã tiếp cận GE về vấn đề này chưa?

 

Đối với các dự án biến rác thải thành điện thì chưa. Nhưng đội ngũ GE tại Việt Nam sẽ tiếp cận các doanh nghiệp, trước mắt là ở Hà Nội và TP.HCM.

 

Ông đánh giá như thế nào về kế hoạch xanh của Việt Nam?

 

Theo tôi, Chính phủ rất quyết tâm với kế hoạch này. Đương nhiên là phải giải quyết vấn đề trợ giá. Điều quan trọng là Chính phủ Việt Nam đang tập trung vào đúng lĩnh vực, ít nhất là trong việc tận dụng nguồn nước và sức gió để sản xuất điện. Chúng tôi cũng biết rằng những thay đổi về mặt chính sách không thể diễn ra một sớm một chiều mà cần phải có thời gian.

 

Ông nghĩ gì về dự án xây dựng các nhà máy điện hạt nhân ở Việt Nam?

 

Chúng tôi cũng là một nhà cung cấp nhà máy điện hạt nhân và đã thành lập một công ty liên doanh trong lĩnh vực này với Hitachi của Nhật. Hiện nay, có đến 30 nước trên thế giới xem xét phát triển nhà máy điện hạt nhân. Chính phủ Việt Nam đã thương thuyết và ký với Chính phủ Mỹ một hiệp định sơ bộ về việc sử dụng năng lượng hạt nhân cho mục đích dân sự. Qua đó, chúng tôi có thể hợp tác với Việt Nam trong lĩnh vực năng lượng hạt nhân.

 

Hiện nay, ông thấy có gì chắc chắn chưa?

 

Việc này đòi hỏi phải có thời gian và cần nghiên cứu tính khả thi. Đây là những dự án lớn, cần ít nhất 10-20 năm trước khi chúng ta có thể thấy các nhà máy điện hạt nhân tạo ra điện tại Việt Nam.

 

Theo Nhịp cầu đầu tư