Thế giới thúc đẩy sử dụng năng lượng tái sinh
Chủ nhật, 18/07/2010 - 21:34
Trên thế giới, gần 80GW điện được tạo ra từ nguồn năng lượng tái sinh đã được bổ sung vào nguồn năng lượng toàn cầu trong năm 2009.
Hai nghiên cứu được Liên hợp quốc công bố ngày 15/7 nêu rõ
nguồn năng lượng mới được tạo ra từ năng lượng tái sinh sẽ vượt qua nguồn năng
lượng mới được tạo ra từ nhiên liệu hoá thạch trên phạm vi toàn cầu vào cuối năm
nay hoặc vào năm 2011.
Các nghiên cứu nhan đề "Các xu hướng toàn cầu trong đầu tư năng lượng bền vững năm 2010" và "Năng lượng tái sinh, hiện trạng toàn cầu năm 2010" cho biết năng lượng tái sinh đã vượt quá 50% nguồn năng lượng mới được tạo ra ở Mỹ và vượt quá 60% ở châu Âu trong năm 2009.
Trên thế giới, gần 80GW điện được tạo ra từ nguồn năng lượng tái sinh đã được bổ sung vào nguồn năng lượng toàn cầu trong năm 2009.
Giám đốc điều hành Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP) Achim Steiner lưu ý rằng đầu tư vào năng lượng tái sinh trong năm 2009 là một trong những "lời đáp" mạnh mẽ với cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, trong đó nhiều chính phủ và các nhà kinh doanh quyết tâm biến cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính thành cơ hội để tăng trưởng xanh hơn.
Đầu tư khai thác năng lượng gió và khí sinh học tăng 14%. Năng lượng gió nhận được mức đầu tư kỷ lục 67 tỷ USD năm 2008 so với 59 tỷ USD năm 2008, với tổng công suất 38GW mới được tạo ra trên toàn cầu.
Đầu tư vào công nghệ năng lượng thông minh gồm các thiết bị sử dụng hiệu quả năng lượng và lưu trữ năng lượng tăng 34% lên tới 4 tỷ USD. Các nhà máy điện Mặt Trời quy mô nhỏ được đầu tư kỷ lục 40 tỷ USD trong năm 2009, đưa công suất điện Mặt Trời trên toàn cầu tăng từ 0,2GW năm 2000 lên 21GW năm 2009.
Nghiên cứu của Liên hợp quốc cho biết thêm châu Âu và châu Á-châu Đại dương là hai động lực đầu tư mạnh mẽ nhằm tăng cường nguồn điện từ năng lượng tái sinh với tổng đầu tư lần lượt là 43,7 tỷ USD và 41 tỷ USD trong năm 2009; trong đó châu Á- châu Đại dương là khu vực duy nhất có mức đầu tư tăng đột biến 10 tỷ USD vào tăng trưởng xanh.
Hơn 100 nước đã thúc đẩy chính sách sử dụng năng lượng tái sinh, tăng gần gấp đôi so với năm năm trước đây. Năng lượng tái sinh hiện đóng góp 1/4 công suất điện toàn cầu và 18% sản lượng điện toàn cầu.
Các nghiên cứu nhan đề "Các xu hướng toàn cầu trong đầu tư năng lượng bền vững năm 2010" và "Năng lượng tái sinh, hiện trạng toàn cầu năm 2010" cho biết năng lượng tái sinh đã vượt quá 50% nguồn năng lượng mới được tạo ra ở Mỹ và vượt quá 60% ở châu Âu trong năm 2009.
Trên thế giới, gần 80GW điện được tạo ra từ nguồn năng lượng tái sinh đã được bổ sung vào nguồn năng lượng toàn cầu trong năm 2009.
Giám đốc điều hành Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP) Achim Steiner lưu ý rằng đầu tư vào năng lượng tái sinh trong năm 2009 là một trong những "lời đáp" mạnh mẽ với cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, trong đó nhiều chính phủ và các nhà kinh doanh quyết tâm biến cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính thành cơ hội để tăng trưởng xanh hơn.
Đầu tư khai thác năng lượng gió và khí sinh học tăng 14%. Năng lượng gió nhận được mức đầu tư kỷ lục 67 tỷ USD năm 2008 so với 59 tỷ USD năm 2008, với tổng công suất 38GW mới được tạo ra trên toàn cầu.
Đầu tư vào công nghệ năng lượng thông minh gồm các thiết bị sử dụng hiệu quả năng lượng và lưu trữ năng lượng tăng 34% lên tới 4 tỷ USD. Các nhà máy điện Mặt Trời quy mô nhỏ được đầu tư kỷ lục 40 tỷ USD trong năm 2009, đưa công suất điện Mặt Trời trên toàn cầu tăng từ 0,2GW năm 2000 lên 21GW năm 2009.
Nghiên cứu của Liên hợp quốc cho biết thêm châu Âu và châu Á-châu Đại dương là hai động lực đầu tư mạnh mẽ nhằm tăng cường nguồn điện từ năng lượng tái sinh với tổng đầu tư lần lượt là 43,7 tỷ USD và 41 tỷ USD trong năm 2009; trong đó châu Á- châu Đại dương là khu vực duy nhất có mức đầu tư tăng đột biến 10 tỷ USD vào tăng trưởng xanh.
Hơn 100 nước đã thúc đẩy chính sách sử dụng năng lượng tái sinh, tăng gần gấp đôi so với năm năm trước đây. Năng lượng tái sinh hiện đóng góp 1/4 công suất điện toàn cầu và 18% sản lượng điện toàn cầu.
Hoàng Anh