Sản xuất xăng sạch từ... sắn
Thứ tư, 11/08/2010 - 05:22
Xăng sinh học E5 đã được bán ra thị trường từ ngày 1/8, trên 20 cửa hàng tại 5 tỉnh thành phố. Đặc biệt, loại xăng sạch này lại được sản xuất từ nguyên liệu sắn. Đây là bước đi quan trọng việc khơi nguồn năng lượng sạch cho phát triển bên vững.
Sắn là một loại thực phẩm phục vụ chủ yếu cho chăn nuôi và một số ngành
công nghiệp thực phẩm khác. Nhưng ít ai biết sắn giờ đây là loại nguyên
liệu chính sản xuất xăng sinh học E5. Trong khi chuẩn bị đưa ra thị
trường Xăng sinh học E5, PVN và PV OIL cũng đã lên kế hoạch chuẩn bị
nguồn nhiên liệu sắn để phục vụ sản xuất xăng sạch.
Bắt tay với nhà nông
Tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam(PVN) đã triển khai 3 nhà máy sản xuất ethanol tại Phú Thọ, Quảng Ngãi Và Bình phước với công suất mỗi nhà máy 100 triệu lít/năm. Các địa phương này được cho là thổ nhưỡng cũng như điều kiện kinh tế xã hội phù hợp với việc phát triển nguyên liệu sắn phục phụ cho sản xuất ethanol.
Theo ông Nguyễn Sinh Khang , Phó tổng giám đốc PVN, cho biết “Để sản
xuất 100 triệu lít ethanol, một nhà máy cần 250.000 tấn sắn lát khô,
quy ra 600.000 tấn sắn củ... Nếu mỗi hộ nông dân canh tác trung bình
trên 2 hecta thì sẽ có 15.000 hộ đồng hành cùng với sự phát triển của
từng nhà máy”.
Được biết, xăng sạch những ngày đầu tung ra thị trường sẽ chiếm 0,1% tổng nhu cầu xăng dầu trên cả nước và tăng 1% vào năm 2015. Ngoài ra, khi PVN và PVOIL nâng tỷ lệ pha trong xăng lên 10% tạo ra thành phẩm E10, E15... số lượng nguyên liệu phải tăng cao để phục vụ sản xuất. Đồng nghĩa với việc có thêm hàng trăm triệu hộ dân sẽ cùng bắt tay với PVN để phát triển kinh tế.
Xăng sạch có “thân thiện” với người tiêu dùng?
Xăng sạch được đưa ra thị trường từ đầu tháng 8, bán thí điểm ở 12 địa điểm tại 5 tỉnh thành phố. Nhìn chung bước đầu do giá loại xăng này thấp hơn 500 đồng/ lít so với xăng A92, nên lượng tiêu thụ khá cao. Tuy nhiên, về lâu về dài liệu giá xăng loại này có giao động theo hướng “thân thiện” với người tiêu dùng hay không thì còn phải chờ thời gian trả lời. Do ở các quốc gia phát triển ở châu Âu hay Bắc Mỹ chi phí sản xuất loại xăng sinh học này là khá cao và Việt Nam cũng không phải là một trường hợp ngoại lệ. Phải chăng đây chỉ là “chiêu” khuyến khích khách hàng khi PVN tung ra sản phẩm mới?
Mặt khác, xét ở khía cạnh lợi ích quốc gia xăng sinh học đã giúp Việt Nam giảm bớt sự phụ thuộc vào nguồn nhiên liệu hóa thạch, đảm bảo an ninh năng lượng và giảm nhập khẩu xăng dầu. Cũng như tạo điều kiện để bà con nông dân có một kênh mới để phát triển kinh tế. Ngoài ra, xăng sinh học còn giúp nâng cao chất lượng sống của người dân do giảm đáng kể lượng khí thải độc vào môi trường.
Cũng chính vì vậy mà chính phủ đã đề ra lộ trình cụ thể để tạo lập thị trường trong đề án phát triển năng lượng sinh học đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2025.
Bắt tay với nhà nông
Tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam(PVN) đã triển khai 3 nhà máy sản xuất ethanol tại Phú Thọ, Quảng Ngãi Và Bình phước với công suất mỗi nhà máy 100 triệu lít/năm. Các địa phương này được cho là thổ nhưỡng cũng như điều kiện kinh tế xã hội phù hợp với việc phát triển nguyên liệu sắn phục phụ cho sản xuất ethanol.
Được biết, xăng sạch những ngày đầu tung ra thị trường sẽ chiếm 0,1% tổng nhu cầu xăng dầu trên cả nước và tăng 1% vào năm 2015. Ngoài ra, khi PVN và PVOIL nâng tỷ lệ pha trong xăng lên 10% tạo ra thành phẩm E10, E15... số lượng nguyên liệu phải tăng cao để phục vụ sản xuất. Đồng nghĩa với việc có thêm hàng trăm triệu hộ dân sẽ cùng bắt tay với PVN để phát triển kinh tế.
Xăng sạch có “thân thiện” với người tiêu dùng?
Xăng sạch được đưa ra thị trường từ đầu tháng 8, bán thí điểm ở 12 địa điểm tại 5 tỉnh thành phố. Nhìn chung bước đầu do giá loại xăng này thấp hơn 500 đồng/ lít so với xăng A92, nên lượng tiêu thụ khá cao. Tuy nhiên, về lâu về dài liệu giá xăng loại này có giao động theo hướng “thân thiện” với người tiêu dùng hay không thì còn phải chờ thời gian trả lời. Do ở các quốc gia phát triển ở châu Âu hay Bắc Mỹ chi phí sản xuất loại xăng sinh học này là khá cao và Việt Nam cũng không phải là một trường hợp ngoại lệ. Phải chăng đây chỉ là “chiêu” khuyến khích khách hàng khi PVN tung ra sản phẩm mới?
Mặt khác, xét ở khía cạnh lợi ích quốc gia xăng sinh học đã giúp Việt Nam giảm bớt sự phụ thuộc vào nguồn nhiên liệu hóa thạch, đảm bảo an ninh năng lượng và giảm nhập khẩu xăng dầu. Cũng như tạo điều kiện để bà con nông dân có một kênh mới để phát triển kinh tế. Ngoài ra, xăng sinh học còn giúp nâng cao chất lượng sống của người dân do giảm đáng kể lượng khí thải độc vào môi trường.
Cũng chính vì vậy mà chính phủ đã đề ra lộ trình cụ thể để tạo lập thị trường trong đề án phát triển năng lượng sinh học đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2025.
Theo Liên hiệp các hội KHKTVN