Phát hiện chất diệp lục mới có tính ứng dụng cao
Chủ nhật, 22/08/2010 - 16:01
Tác dụng quang hợp là quá trình chuyển hóa quang năng thành năng lượng hóa học thông qua việc tổ hợp một vài chất hữu cơ. Chất diệp lục là sắc tố đóng vai trò quan trọng nhất trong quá trình quang hợp.
Các nhà khoa học thuộc Học viện khoa học sự sống, Đại học Sydney
(Australia) hôm 20/8 tuyên bố họ đã phát hiện một loại chất diệp lục mới. Chất
diệp lục mới này có triển vọng ứng dụng rộng rãi trong lĩnh vực năng lượng sinh
học.
Các nhà khoa học đã ngẫu nhiên chiết xuất được chất diệp lục này từ trong các cụm vi khuẩn lam ở Vịnh Cá mập, Tây Australia, và đặt tên là chất diệp lục f. Kết quả trắc nghiệm cho thấy, chất diệp lục f có thể tham gia quá trình quang hợp thông qua hấp thụ ánh sáng trong giới hạn quang phổ là 720nm, tức là thuộc khu vực tia hồng ngoại gần, dài hơn 10nm so với chất diệp lục d và 40nm so với chất diệp lục a.
Tác dụng quang hợp là quá trình chuyển hóa quang năng thành năng lượng hóa học thông qua việc tổ hợp một vài chất hữu cơ. Chất diệp lục là sắc tố đóng vai trò quan trọng nhất trong quá trình quang hợp.
Giới khoa học từng cho rằng chất diệp lục chỉ có thể hấp thụ ánh sáng có thể nhìn thấy được trong phạm vi quang phổ từ 400nm đến 700nm để tham gia quá trình quanh hợp. Tuy nhiên năm 1996 giới khoa học phát hiện, chất diệp lục d có thể hấp thụ ánh sáng tia hồng ngoại gần có quang phổ là 710nm để tham gia quá trình quang hợp.
Theo các nhà khoa học Australia, việc phát hiện chất diệp lục f một lần nữa đã làm thay đổi một số quan điểm cơ bản về việc chất diệp lục tham gia vào quá trình quang hợp.
Kết quả nghiên cứu đã được đăng trên tạp chí Khoa học (Mỹ) số ra mới nhất. Các nhà khoa học cho biết, chất diệp lục f có thể hập thụ ánh sáng trong phạm vi khu vực tia hồng ngoài gần. Điều này cho thấy khả năng sinh vật quang hợp có thể lợi dụng quang phổ nhiều hơn so với những tính toán của giới khoa học trước kia, hiệu suất quang hợp cũng vượt xa so với tưởng tượng của giới khoa học.
Các nhà khoa học cho rằng, chất diệp lục f có triển vọng ứng dụng rộng rãi trong lĩnh vực công nghệ sinh học thực vật và năng lượng sinh học.
Các nhà khoa học đã ngẫu nhiên chiết xuất được chất diệp lục này từ trong các cụm vi khuẩn lam ở Vịnh Cá mập, Tây Australia, và đặt tên là chất diệp lục f. Kết quả trắc nghiệm cho thấy, chất diệp lục f có thể tham gia quá trình quang hợp thông qua hấp thụ ánh sáng trong giới hạn quang phổ là 720nm, tức là thuộc khu vực tia hồng ngoại gần, dài hơn 10nm so với chất diệp lục d và 40nm so với chất diệp lục a.
Tác dụng quang hợp là quá trình chuyển hóa quang năng thành năng lượng hóa học thông qua việc tổ hợp một vài chất hữu cơ. Chất diệp lục là sắc tố đóng vai trò quan trọng nhất trong quá trình quang hợp.
Giới khoa học từng cho rằng chất diệp lục chỉ có thể hấp thụ ánh sáng có thể nhìn thấy được trong phạm vi quang phổ từ 400nm đến 700nm để tham gia quá trình quanh hợp. Tuy nhiên năm 1996 giới khoa học phát hiện, chất diệp lục d có thể hấp thụ ánh sáng tia hồng ngoại gần có quang phổ là 710nm để tham gia quá trình quang hợp.
Theo các nhà khoa học Australia, việc phát hiện chất diệp lục f một lần nữa đã làm thay đổi một số quan điểm cơ bản về việc chất diệp lục tham gia vào quá trình quang hợp.
Kết quả nghiên cứu đã được đăng trên tạp chí Khoa học (Mỹ) số ra mới nhất. Các nhà khoa học cho biết, chất diệp lục f có thể hập thụ ánh sáng trong phạm vi khu vực tia hồng ngoài gần. Điều này cho thấy khả năng sinh vật quang hợp có thể lợi dụng quang phổ nhiều hơn so với những tính toán của giới khoa học trước kia, hiệu suất quang hợp cũng vượt xa so với tưởng tượng của giới khoa học.
Các nhà khoa học cho rằng, chất diệp lục f có triển vọng ứng dụng rộng rãi trong lĩnh vực công nghệ sinh học thực vật và năng lượng sinh học.
Theo TTXVN