[In trang]
Sản xuất nhiên liệu sinh học từ hạt mít
Thứ ba, 07/09/2010 - 10:07
Nhà máy cồn nhiên liệu Buôn Hồ sử dụng nguồn nguyên liệu hỗn hợp 80% hạt mít, 15% hạt bắp và 5% hạt bo bo để sản xuất sản phẩm chính là cồn khan (>99,6% ethanol) với công suất thiết kế 66 triệu lít/năm.

Dự án nhà máy sản xuất cồn nhiên liệu sinh học từ hạt mít do Công ty CP Cồn Sinh Học Việt Nam đầu tư tại Cụm Công nghiệp Buôn Hồ, huyện Krông Buk, tỉnh Đắc Lắc.

 

Nhà máy cồn nhiên liệu Buôn Hồ sử dụng nguồn nguyên liệu hỗn hợp 80% hạt mít, 15% hạt bắp và 5% hạt bo bo để sản xuất sản phẩm chính là cồn khan (>99,6% ethanol) với công suất thiết kế 66 triệu lít/năm.


 con sinh hoc.jpg


Nông trường Chư Ma Lanh có tổng diện tích 4.000 ha, trong đó trồng 2.200 ha mít lấy giống cao sản nguồn gốc từ Jamaica, 1275 ha bắp và 275 ha bo bo. Riêng nông trường trồng cây mít có thể cung cấp 132 nghìn tấn hạt mít mỗi năm cho hai phân xưởng chế biến cồn sinh học và thức ăn gia súc. Nhằm đảm bảo nguồn nguyên liệu 182.000 tấn mỗi năm cho hai phân xưởng chế biến cồn sinh học và thức ăn gia súc, Công ty CP Cồn Sinh Học Việt Nam sẽ cộng tác với các công ty Mỹ, Do Thái để thiết kế qui hoạch nông trường theo mô hình công nghiệp.

 

Dự án nhà máy cồn nhiên liệu của Công ty cổ phần Cồn sinh học Việt Nam tận dụng được tất cả nguồn nguyên liệu, nước thải, chất thải để đa dạng hoá sản phẩm, nhằm tăng giá trị gia tăng sản phẩm phụ, tăng hiệu quả kinh tế của dự án, rút ngắn thời gian hoàn vốn. Đây là dự án đầu tiên tại Việt Nam có nguồn nguyên liệu không phải từ thực phẩm nên vấn đề an ninh lương thực luôn được đảm bảo.

 

Dự án là sự kết hợp đồng bộ giữa công nghiệp và nông nghiệp góp phần thực hiện chính sách của Chính phủ Việt Nam về phát triển nhiên liệu sinh học để giảm hiệu ứng nhà kính, tạo đòn bẩy phát triển ngành nông nghiệp, chăn nuôi tại tỉnh Đắk Lắk và các tỉnh phụ cận. Dự án không những xoá đói giảm nghèo mà còn phát triển kinh tế các vùng xa vùng xôi, góp phần thu hẹp diện tích rừng hoang hóa, bạc màu thành nông trường trồng cây mít để giữ nước, chống lũ lụt tại tỉnh Đắc Lắc, hấp thụ khí thải CO2 gây biến đổi khí hậu.

 

Hoàng Tuyết