Kinh tế xanh có thể giảm nghèo và giúp phát triển
Thứ năm, 23/09/2010 - 12:44
Đầu tư vào năng lượng sạch, vận tải bền vững, rừng và nông nghiệp thân thiện với môi trường là các nhân tố then chốt để các nước có thể đạt được các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ (MDG) đúng hạn vào năm 2015.
Đầu tư vào năng lượng
sạch, vận tải bền vững, rừng và nông nghiệp thân thiện với môi trường là các
nhân tố then chốt để các nước có thể đạt được các mục tiêu
phát triển thiên niên kỷ (MDG) đúng hạn vào năm 2015.
Kết luận trên được các nhà kinh tế và chuyên gia phát triển của Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP) đưa ra tại Hội nghị cấp cao Liên hợp quốc về các MDG ngày 21/9. Các chuyên gia UNEP nhấn mạnh suy thoái môi trường đang cản trở các nước đạt được các MDG về cải thiện sức khỏe bà mẹ, cung cấp nước sạch, chống đói nghèo và bệnh tật.
Tuy nhiên, nhiều nước và cộng đồng nhận thức được rằng cải thiện môi trường thông qua các lựa chọn chính sách thích hợp, đầu tư thông minh và thúc đẩy quan hệ đối tác với khu vực kinh tế tư nhân sẽ góp phần rất lớn vào thành công của các MDG.
Giám đốc chấp hành của UNEP, ông Achim Steiner, chỉ rõ những bằng chứng rõ ràng và thuyết phục cho thấy đẩy nhanh quá trình chuyển tiếp sang nền kinh tế thải ít khí thải, sử dụng hiệu quả các nguồn lực và tạo nhiều việc làm không chỉ là nhân tố chủ chốt để đáp ứng thành công các thách thức của thế kỷ 21 mà còn đóng góp lớn vào thành công của các MDG.
Nghiên cứu của UNEP đã dẫn ra những thành công của các chính sách và đầu tư mở rộng các khu sinh thái và công viên quốc gia ở Costa Rica, chính sách mở rộng và tăng cường năng lượng tái sinh ở Trung Quốc, kế hoạch đô thị sáng tạo và "nhìn xa trông rộng" kết hợp với vận tải bền vững ở Brazil, chính sách phục hồi rừng bền vững ở Nepal hoặc chính sách phát triển nông nghiệp sạch ở Uganda…
Ông Achim Steiner dự báo với xu thế hiện nay, các MDG có thể lỡ hẹn thực hiện vào năm 2015.
Tuy nhiên, nền kinh tế xanh sẽ mở ra cách nhìn mới vào các thách thức của thế kỷ 21 cũng như các cơ hội kinh tế xã hội nhiều lợi ích nhờ đầu tư và tái đầu tư vào các hệ thống năng lượng sạch hiện đại và quản lý nguồn tài nguyên thiên nhiên trong kết cấu hạ tầng sinh thái của hành tinh. Nhờ đó, các nước có thể thực hiện được các mục tiêu kinh tế, xã hội và môi trường.
Kết luận trên được các nhà kinh tế và chuyên gia phát triển của Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP) đưa ra tại Hội nghị cấp cao Liên hợp quốc về các MDG ngày 21/9. Các chuyên gia UNEP nhấn mạnh suy thoái môi trường đang cản trở các nước đạt được các MDG về cải thiện sức khỏe bà mẹ, cung cấp nước sạch, chống đói nghèo và bệnh tật.
Tuy nhiên, nhiều nước và cộng đồng nhận thức được rằng cải thiện môi trường thông qua các lựa chọn chính sách thích hợp, đầu tư thông minh và thúc đẩy quan hệ đối tác với khu vực kinh tế tư nhân sẽ góp phần rất lớn vào thành công của các MDG.
Giám đốc chấp hành của UNEP, ông Achim Steiner, chỉ rõ những bằng chứng rõ ràng và thuyết phục cho thấy đẩy nhanh quá trình chuyển tiếp sang nền kinh tế thải ít khí thải, sử dụng hiệu quả các nguồn lực và tạo nhiều việc làm không chỉ là nhân tố chủ chốt để đáp ứng thành công các thách thức của thế kỷ 21 mà còn đóng góp lớn vào thành công của các MDG.
Nghiên cứu của UNEP đã dẫn ra những thành công của các chính sách và đầu tư mở rộng các khu sinh thái và công viên quốc gia ở Costa Rica, chính sách mở rộng và tăng cường năng lượng tái sinh ở Trung Quốc, kế hoạch đô thị sáng tạo và "nhìn xa trông rộng" kết hợp với vận tải bền vững ở Brazil, chính sách phục hồi rừng bền vững ở Nepal hoặc chính sách phát triển nông nghiệp sạch ở Uganda…
Ông Achim Steiner dự báo với xu thế hiện nay, các MDG có thể lỡ hẹn thực hiện vào năm 2015.
Tuy nhiên, nền kinh tế xanh sẽ mở ra cách nhìn mới vào các thách thức của thế kỷ 21 cũng như các cơ hội kinh tế xã hội nhiều lợi ích nhờ đầu tư và tái đầu tư vào các hệ thống năng lượng sạch hiện đại và quản lý nguồn tài nguyên thiên nhiên trong kết cấu hạ tầng sinh thái của hành tinh. Nhờ đó, các nước có thể thực hiện được các mục tiêu kinh tế, xã hội và môi trường.
Tiến Đạt (Theo Cleantechnica.com)