-
Phát hiện của các nhà khoa học Mỹ về kim loại có khả năng hấp thụ và dự trữ vô hạn ánh sáng mặt trời có thể tạo nên bước đột phá trong công nghệ năng lượng mặt trời
-
Nhận thức rõ tình trạng trên, chuyên gia Jeffrey Grossman của Viện Công nghệ Massachusetts (Mỹ) và đồng sự đã thực hiện một số nghiên cứu có thể dẫn đến sự ra đời của một phương pháp hoàn toàn mới: thu và dự trữ ánh sáng. Kết quả cho thấy, tiềm năng lưu trữ và vận chuyển năng lượng mặt trời là hoàn toàn khả thi nhờ phân tử fulvalene diruthenium, có gốc từ nguyên tố hiếm ruthenium.
-
Các nhà khoa học đã tạo ra loại màng mỏng trong suốt thông qua một quá trình tương đối đơn giản. Họ sử dụng một polymer bán dẫn và đính vào đó những khối cầu dạng quả bóng được tạo thành từ 60 nguyên tử carbon. Sau đó, người ta phun các giọt nước có kích thước cực nhỏ lên một lớp mỏng dung dịch của vật liệu này. Nước sẽ làm cho các khối cầu tự lắp ráp lại với nhau theo dạng tổ ong. Sau khi nước bay hơi, dung dịch sẽ tự sắp xếp thành một lớp vật liệu bán dẫn nhưng trong suốt, cho phép thu được năng lượng mặt trời hiệu quả hơn so với những cách truyền thống mà vẫn cho ánh sáng đi qua
-
Các nhà khoa học Đài Loan đã phát minh ra một phương pháp biến lá cây thành những diot quang sinh học (bio-photodiode) phát ra ánh sáng trắng xanh rực rỡ. Trong tương lai, rất có thể hai bên hè phố sẽ mọc lên những hàng cây sáng rực thay thế đèn đường.
-
Nhà sản xuất Logitech (Mỹ) vừa chính thức trình làng bàn phím máy tính không dây, chạy bằng năng lượng mặt trời đầu tiên với tên gọi Logitech's K750 Wireless Solar Keyboard. Theo Engadget, Logitech's K750 sử dụng chuẩn QWERTY, và không hề sử dụng bất kỳ dây dẫn cũng như bộ sạc pin thông thường nào, mà chỉ cần bàn phím nhận được một chút ánh sáng ngoài trời là nó có thể hoạt động bình thường.
-
Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) cùng Viện Năng lượng và Tài nguyên (TERI) vừa công bố chương trình “Ánh sáng cho mọi người” với mục tiêu cung cấp điện sạch với giá phải chăng đến 50 triệu người châu Á hiện đang phải dùng nguồn năng lượng đắt đỏ và gây ô nhiễm.
-
Đó là chiếc bình thủy tinh trong suốt chứa đầy tảo lục và nước, hoạt động chỉ với một ít ánh mặt trời cùng khí thải CO2. Do vậy nó cần đặt ở chỗ sáng vào ban ngày, còn khí CO2 thì chỉ cần cung cấp qua hơi thở của người chủ sở hữu.
-
Bộ Khoa học và Công nghệ vừa phê duyệt dự án "Nghiên cứu thiết kế hệ thống phát điện sử dụng năng lượng mặt trời theo nguyên lý tích tản" do TS Nguyễn Thế Hùng (Viện Vật lý) chủ trì.
-
Trong 5 năm qua, các nước trên thế giới, bao gồm Hoa Kỳ, Tây Ban Nha, Ý, Đức, Hà Lan, và Trung Quốc đã đầu tư vào năng lượng sạch và tái tạo nhằm chuyển đổi sang một nguồn năng lượng bền vững hơn . Năng lượng tái tạo là năng lượng đến từ nguồn tài nguyên thiên nhiên như ánh sáng mặt trời, gió, thủy triều, và nhiệt địa nhiệt. Không giống như dầu, các nguồn năng lượng này có nguồn cung bất tận (mặc dù rất khó lường) và trung tính với carbon.
-
Công ty điện tử Sanyo, với sáng kiến giúp giảm thiểu cacbon đồng thời tiết kiệm điện đã thử nghiệm một hệ thống gồm rất nhiều các camera có khả năng đánh giá có bao nhiêu người trong phòng để từ đó, điều chỉnh nhiệt độ điều hoà và ánh sáng sao cho phù hợp
-
Các nhà nghiên cứu thuộc Cơ quan Khoa học quốc gia Australia (CSIRO) đã đạt được tiến bộ đáng kể trong việc sản xuất các tấm pin quang điện để biến ánh sáng mặt trời thành điện năng theo kỹ thuật in ấn.
-
Với tinh thần chiếu sáng đẹp và tiết kiệm, 15 vị trí quanh hồ Hoàn Kiếm, 4 vị trí khu Hồ Tây, 22 tuyến đường phố, trục chính đều được chiếu sáng bằng công nghệ LED, tiết kiệm điện. Phương án chiếu sáng trang trí trên địa bàn thành phố hướng tới lễ kỷ niệm đã được triển khai, thử nghiệm từ dịp tết Nguyên đán vừa qua. Các giải pháp chiếu sáng bao gồm cả trang trí các công trình kiến trúc, cây xanh, khung hoa văn, khẩu hiệu, trang trí mô phỏng đài phun nước… với công nghệ tiên tiến nhất hiện nay như đèn LED thay đổi màu sắc lung linh, sống động, đèn chiếu sâu, đèn chôn đất hiện đại, ánh sáng rực rỡ.
-
45 đề tài và 16 dự án sản xuất thử nghiệm vừa được Bộ Khoa học – Công nghệ phê duyệt là các nhiệm vụ KH-CN cấp nhà nước và cấp kinh phí thực hiện trong năm 2011. Trong đó, dự án động cơ điện bằng ánh sáng được đầu tư tới 4 tỷ đồng.
-
Mặt trong của ống nanocarbon có điện thế nhỏ hơn điện thế phía mặt ngoài. Đây là điều quan trọng vì dòng điện đi từ nơi có điện thế cao tới điện thế thấp. Trong loại ống này, dòng exiton di chuyển từ mặt ngoài vào mặt trong để tồn tại ở dạng năng lượng thấp nhưng bền vững hơn. Loại tế bào năng lượng mặt trời từ nanocarbon áp dụng nguyên lí này để tập trung toàn bộ lượng photon chiếu tới và hạn chế dòng điện mà chúng tạo ra bị tiêu hao.
-
Nhóm nghiên cứu thuộc Viện Công nghệ Massachussetts đang tiến hành những nghiên cứu với mục đích thực hiện được quá trình quang hợp nhân tạo,sử dụng 1 loại virus hỗ trợ và ánh sáng mặt trời để tách nước thành hiđro và oxi. Hiđro thu được sẽ được sử dụng để phát điện hoặc làm nhiên liệu lỏng cho ô tô và xe tải.
-
Khi thắp sáng, chính lớp phốt pho vàng phủ ngoài bóng này sẽ biến ánh sáng xanh của đèn led thành thứ ánh sáng trắng đồng nhất, ấm áp hệt như đèn sợi đốt. Các rãnh kim loại chia các đèn led nhỏ bên trong thành các khoang riêng, giúp ánh sáng tỏa đều và rộng. Hai loại bóng này đều có công suất 12W, thay thế cho bóng sợi đốt 60W.
-
Tiến sĩ Michael Strano, Khoa Hóa ứng dụng, nói: “Trong những ngày đầy nắng vào mùa hè, 1 chiếc lá có thể tái chế lượng protein có trong các tế bào sau mỗi 45 phút,” Từ đó, tiến sĩ Strano đã tạo nên hàng loạt phân tử có khả năng tự thay mới.Những tế bào này sẽ biến ánh sáng mặt trời thành điện.Các phân tử trong tế bào có thể bị phân tích và tạo mới liên tục bằng cách thêm hay loại bỏ các chất hòa tan có sẵn trong các tế bào.
-
Như chúng ta đã biết, pin quang điện chuyển đổi năng lượng từ ánh sáng mặt trời thành điện. Mặc dù đã có nhiều cải tiến nhằm tăng hiệu suất của công nghệ quang điện nhưng kết quả vẫn chưa thực sự khả quang.Vì vậy, mới đây các nhà nghiên cứu thuộc đại học Stanford đã phát triển một phương pháp giúp nâng cao gấp đôi hiệu suất của công nghệ quang điện hiện tại và đồng thời giảm bớt giá thành sản xuất để năng lượng mặt trời có thể cạnh tranh với các nguồn năng lượng khác.
-
Ở hệ thống chiếu sáng, ước tính nếu thay toàn bộ đèn huỳnh quang loại 1.2m T10-40W, balast điện từ thành các bóng huỳnh quang 1.2m T8- 36W hoặc T5-28W sử dụng ballast điện tử với choá và nắp chụp; thay đèn dây tóc bằng các bóng compact ánh sáng vàng tiết kiệm điện và thay các bộ đèn cao áp natri 250W hiện có bằng các đèn tiết kiệm hơn như đèn natri cao áp 75W hoặc 150W giá trị tiết kiệm điện khoảng 10,2 triệu đồng mỗi năm và giảm phát thải CO2 trên 4 tấn/năm.
-
Ngành nghiên cứu pin quang điện Trung Quốc bao trùm lên mọi dạng vật liệu, từ truyền thống như Silic tinh thể đến vật liệu mới như nano TiO2 hữu cơ. Hàng chục phòng thí nghiệm hàng đầu đất nước “sáng đèn” ngày đêm miệt mài theo đuổi đa dạng công nghệ tiên tiến trong kỹ nghệ pin quang điện. Kể cả những cấu trúc rất mới mẻ của loại PMT đa phổ có khả năng phát điện ở hầu hết mọi vùng ánh sáng hay nói một cách khác ở mọi thời gian.