-
Ngày 29 Tháng 10 năm 2010, tại tp Hồ Chí Minh Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc điều hành tập đoàn Intel, Ông Paul Otellini và Phó thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải đã cắt băng chính thức khánh thành nhà máy lắp ráp và kiểm định chip lớn nhất trong mạng lưới sản xuất của Intel tại Việt Nam.
-
Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh cho biết Ấn Độ sẵn sàng ký một thỏa thuận hạt nhân dân sự và thúc đẩy mối quan hệ thương mại với Nhật Bản
-
Điện hạt nhân, đất hiếm là hai lĩnh vực được cựu Thủ tướng Nhật Bản Yukio Hatoyama đề nghị mở rộng hợp tác với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vào chiều 25/10, tại Hà Nội. Đây cũng là nội dung được cựu Thủ tướng và đoàn nghị sĩ Quốc hội Nhật Bản đề cập trong một loạt chuyến thăm, làm việc với Bộ Công Thương, Bộ Khoa học & Công nghệ… của Việt Nam.
-
Đây là một trong những mục tiêu hướng tới trong định hướng phát triển chiếu sáng đô thị Việt Nam đến năm 2025 và được Thủ tướng phê duyệt.
-
Trong Hội nghị về lĩnh vực phát triển khí đốt vừa diễn ra ngày 11/10 tại Novy Urengoi, Thủ tướng Nga Vladimir Putin đã kêu gọi nước này tăng sản lượng khai thác khí ga tự nhiên từ mức 650 tỷ m3/năm lên 1.000 tỷ m3/năm vào năm 2030.
-
Theo Phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng Năng lượng Ca-ta, hai tập đoàn này sẽ xây dựng một tổ hợp sản xuất hóa dầu tại Long Sơn (Vũng Tàu) với tổng số vốn đầu tư khoảng 4 tỷ USD.
-
Sau nhiều năm nằm trong danh sách cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng đến năm 2009, Tổng Công ty Giấy Việt Nam chính thức được Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Phú Thọ chứng nhận đã hoàn thành thực hiện các biện pháp xử lý triệt để theo QĐ 64 của Thủ tướng Chính phủ.
-
Thực hiện Chương trình Mục tiêu Quốc gia (MTQG) về Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả (TK&HQ) và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công Thương đã xây dựng đề án “Lộ trình dán nhãn năng lượng và xây dựng tiêu chuẩn hiệu suất năng lượng giai đoạn 2010- 2015”. Bộ Công Thương đã công bố dán nhãn năng lượng cho nhiều sản phẩm tiêu thụ năng lượng song xung quanh đó vẫn còn nhiều thắc mắc cả từ phía doanh nghiệp (DN) và người dân.
-
Phó Thủ tướng cũng chỉ đạo Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) và các cơ quan liên quan hoàn thiện, trình dự thảo Quy hoạch khai thác tiềm năng thủy điện tại Lào, Campuchia.
-
Đánh giá cao sự hợp tác hỗ trợ, tính an toàn của công nghệ Nhật Bản trong lĩnh vực điện hạt nhân, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng mong muốn hai nước sẽ sớm thảo luận để tiến tới ký kết Hiệp định về phát triển sử dụng năng lượng hạt nhân vì mục đích hòa bình.
-
Để các sáng kiến, chương trình hợp tác phát triển năng lượng ASEAN thực sự đi vào cuộc sống “chúng ta cần nỗ lực nhiều hơn”, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nói. “Việc ứng phó với biến đổi khí hậu đi đôi với việc sử dụng năng lượng có hiệu quả, phải là một trong các ưu tiên hàng đầu của chúng ta trong thời gian tới”.
-
Với chủ đề “Năng lượng và Biến đổi khí hậu”, Hội nghị Bộ trưởng Năng lượng ASEAN lần thứ 28 chính thức khai mạc, thể hiện rõ trọng tâm hợp tác, tinh thần hành động của các nước ASEAN năm 2010 và những năm tiếp theo.Ngày 22/7, Hội nghị Bộ trưởng Năng lượng ASEAN lần thứ 28 (AMEM 28) khai mạc tại Đà Lạt – Lâm Đồng. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đến dự và có bài phát biểu quan trọng. Thay mặt Bộ Công Thương Việt Nam, với tư cách là nước chủ nhà, Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng chào mừng các vị Bộ trưởng, các vị trưởng đoàn và các vị khách quý đến dự Hội nghị Bộ trưởng Năng lượng ASEAN lần thứ 28.
-
Được đánh giá là nước có nguồn tài nguyên năng lượng tái tạo sạch khá dồi dào, nhưng ứng dụng công nghệ năng lượng tái tạo vẫn ở bước đầu chập chững và còn nhiều hạn chế ở Việt Nam. Theo “Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2050”, được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt từ năm 2007, mục tiêu hướng tới của các nguồn năng lượng mới và tái tạo vẫn còn ở mức khiêm tốn (đạt tỉ lệ khoảng 5% tổng năng lượng thương mại sơ cấp đến năm 2010 và 11% vào năm 2050)
-
Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải vừa chỉ đạo Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành tiếp tục thực hiện việc xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích sản xuất, sử dụng nhiên liệu sinh học (NLSH), mạng lưới thí điểm cung cấp nhiên liệu sinh học và các mô hình thử nghiệm sản xuất dầu diesel sinh học (B5).
-
Mặc dù Tổng sơ đồ phát triển năng lượng tái tạo (NLTT) Việt Nam giai đoạn đến 2015, tầm nhìn 2025 đã được Viện Năng lượng Việt Nam xây dựng, đang chờ Thủ tướng phê duyệt. Tuy nhiên, trong quá trình xây dựng đã gặp nhiều khó khăn và có nhiều luồng ý kiến khác nhau. Phóng viên Bản tin TKNL đã có cuộc trao đổi với TS Phạm Khánh Toàn – Viện trưởng Viện Năng lượng Việt Nam để hiểu thêm về vấn đề này.
-
Thủ tướng Chính phủ vừa ký quyết định phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển, ứng dụng năng lượng nguyên tử vì mục đích hòa bình đến năm 2020.Đến năm 2020, phấn đấu cả nước có 5 trung tâm nông nghiệp hạt nhân và có ít nhất 1 cơ sở chiếu xạ tiệt sinh côn trùng gây hại trong trồng trọt và chăn nuôi (SIT) hiện đại.
-
Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt định hướng quy hoạch phát triển điện hạt nhân ở Việt Nam giai đoạn đến năm 2030. Theo quy hoạch, có 8 địa điểm xây dựng nhà máy điện hạt nhân tại 5 tỉnh, gồm: Ninh Thuận, Bình Định, Phú Yên, Hà Tĩnh, Quảng Ngãi, mỗi địa điểm có khả năng xây dựng từ 4 - 6 tổ máy.
-
Từ 23/6 đến 27/7/2010, Văn phòng TKNL, Sở Công Thương, TT Tiết kiệm năng lượng và Hội Liên Hiệp Phụ nữ Hà Nội sẽ phối hợp tổ chức các lớp tập huấn TKNL cho các hộ gia đình trên địa bàn 10 quận nội thành. Đây là thông tin được lãnh đạo Sở Công Thương Hà Nội công bố sáng 16/6/2010. Đợt tập huấn lần này bước triển khai cụ thể ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính Phủ Hoàng Trung Hải về viêc xây dựng chương trình truyên truyền TKNL đến từng địa phương, từng phường, xã, phố. Trước đó, UBND TP Hà Nội đã phối hợp với Bộ Công Thương tổ chức cuộc vận động thí điểm “Hộ gia đình sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả 2010”.
-
Kể từ ngày 15/8/2010, tổ chức, cá nhân Việt Nam và nước ngoài tiến hành hoạt động sử dụng, lưu giữ, xuất khẩu, nhập khẩu vật liệu hạt nhân, vật liệu hạt nhân nguồn... đều phải tuân theo Quy chế Hoạt động kiểm soát hạt nhân do Thủ tướng ban hành tại Quyết định 45/2010/QĐ-TTg.
-
Phát biểu trước chuyến thăm, Thủ tướng Putin khẳng định Nga và Pháp là các đối tác lâu đời, có những lợi ích giống nhau và trùng nhau, đều chủ trương hợp tác nhằm góp phần phát triển kinh tế-xã hội và bảo đảm an ninh của mỗi nước