-
Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, GDP năm 2019 tăng 7,02% so với năm 2018. Trong đó ngành công nghiệp duy trì mức tăng trưởng 8,86%, chiếm xấp xỉ 33% trong GDP. Việt Nam cũng là nên kinh tế có cường độ năng lượng cao nhất trong khu vực Đông Nam Á và trên thế giới. Tăng trưởng công nghiệp là yếu tố chính làm cho cường độ năng lượng của Việt Nam vẫn duy trì ở mức cao so với các nước trên thế giới. Đây là sự lãng phí lớn và là thách thức ngành công nghiệp nước ta phải đối mặt.
-
Nghiên cứu thiết kế, chế tạo máy ấp trứng gia cầm sử dụng phối hợp năng lượng biogas và năng lượng điện được nhóm tác giả Trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội thực hiện, cho thấy tiềm năng tiết kiệm năng lượng điện, giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
-
Tổ công tác Calculator bao gồm các nhóm sau: – PMU: Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp, Bộ Công Thương; Điều phối viên dự án – Chuyên gia của Bộ Năng lượng và Biến đổi khí hậu hỗ trợ kỹ thuật, chuyển giao mô hình; Cán bộ Đại sứ quán Anh tại Hà Nội; – Nhóm chuyên gia trong nước (7 chuyên gia) bao gồm các lĩnh vực sau: Năng lượng, hiệu quả năng lượng trong công nghiệp-thương mại-dân dụng-tòa nhà, nông nghiệp, chất thải, kinh tế-xã hội, giao thông vận tải, mô hình hóa.
-
Công cụ 2050 Calculator bao quát tất cả các dạng năng lượng (dầu, khí, sinh khối, điện…) và tất cả phát thải (từ đốt nhiên liệu hóa thạch, từ các quá trình công nghiệp và sử dụng đất…). Điều này đã tạo ra một công cụ mạnh mẽ, vì bạn có thể thực sự nhìn thấy tất cả các lựa chọn sẵn có cho bạn, và tất cả các tác động của các giải pháp này.
-
Từ ngày 10 - 12⁄02⁄2015, Hội nghị quốc tế về 2050 Calculator sẽ diễn ra tại Đài Bắc, Đài Loan. Sự kiện này được tài trợ bởi Bộ Năng lượng và biến đổi khí hậu Vương quốc Anh (DECC) phối hợp với Viện nghiên cứu kỹ thuật công nghiệp Đài Loan tổ chức. Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp, Bộ Công Thương, cơ quan tiếp nhận chuyển giao 2050 Calculator từ DECC và đã phát triển Vietnam 2050 Calculator, sẽ tham gia Hội nghị để chia sẻ kinh nghiệm xây dựng 2050 Calculator cho Việt Nam.
-
Ngày 26 tháng 01 năm 2015 tại tp. Hồ Chí Minh, Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp, Bộ Công Thương (Cục ATMT) phối hợp với Bộ Năng lượng và Biến đổi khí hậu Vương quốc Anh (DECC) và Lãnh sự quán Vương quốc Anh tại thành phố Hồ Chí Minh tổ chức hội thảo công bố kết quả của Dự án “Hợp tác phát triển và chuyển giao công cụ hỗ trợ định hướng xây dựng, thực thi chính sách liên quan tới giảm nhẹ phát thải khí nhà kính – Calculator 2050” - Dự án Calculator 2050.
-
Ngày 23 tháng 01 năm 2015 tại Hà Nội, Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp, Bộ Công Thương (Cục ATMT) phối hợp với Bộ Năng lượng và Biến đổi khí hậu Vương quốc Anh (DECC) và Đại sứ quán Vương quốc Anh tại Hà Nội đã chính thức công bố Phiên bản “Vietnam 2050 Pathways Calculator”.
-
Dự án “Hợp tác phát triển và chuyển giao công cụ hỗ trợ định hướng xây dựng, thực thi chính sách liên quan tới giảm nhẹ phát thải khí nhà kính – Calculator 2050 (gọi tắt là Dự án Calculator 2050) do Bộ Công Thương là cơ quan chủ quản, Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp là chủ dự án, nhà tài trợ là Bộ Năng lượng và Biến đổi Khí hậu Vương quốc Anh thông qua Đại sứ quán Vương quốc Anh tại Việt nam.
-
Nam Phi là một quốc gia dễ bị tổn thương trước tác động của biến đổi khí hậu. Nam Phi có hồ sơ phát thải khí nhà kính tương đối cao do nền kinh tế sử dụng nhiều năng lượng có nguồn gốc từ than đá. Phần lớn phát thải của Nam Phi có nguồn gốc từ cung cấp năng lượng (điện và nhiên liệu lỏng) và tiêu thụ năng lượng (công nghiệp, khai mỏ và giao thông vận tải).
-
Phổ biến sử dụng bơm nhiệt, đặc biệt là máy nước nóng bơm nhiệt thương mại và công nghiệp, sẽ là chìa khoá để giảm phát thải các-bon.
-
Quảng Ninh là tỉnh có số lượng cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm lớn (hiện đứng thứ 5 cả nước), đặc biệt trong lĩnh vực công nghiệp
-
Hàng năm, lĩnh vực chế biến dầu khí đóng góp khoảng 20-25% tổng doanh thu của toàn Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) và ngày càng giữ một vai trò quan trọng trong sự phát triển của PVN nói riêng, cũng như hỗ trợ đảm bảo an ninh năng lượng, an ninh lương thực quốc gia và góp phần thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
-
Đề tài của Viện Công nghiệp giấy và Xenluylô có thể giúp các doanh nghiệp ngành giấy giảm tới 10,8% điện năng tiêu thụ trong giai đoạn nghiền.
-
Video cung cấp một góc nhìn chuyên sâu về tiết kiệm năng lượng trong lĩnh vực công nghiệp thông qua một bài học điển hình trong ngành công nghiệp xi măng ở Hàn Quốc.
-
Hàng năm, lĩnh vực chế biến dầu khí đóng góp khoảng 20-25% tổng doanh thu của toàn Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) và ngày càng giữ một vai trò quan trọng trong sự phát triển của PVN nói riêng, cũng như hỗ trợ đảm bảo an ninh năng lượng, an ninh lương thực quốc gia và góp phần thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
-
Ngành thép là một trong những ngành công nghiệp sử dụng năng lượng, nhiên liệu quy mô lớn. Để tiết kiệm năng lượng, góp phần nâng cao sức cạnh tranh cho sản phẩm, Công ty Cổ phần Thép Hòa Phát Hải Dương đã triển khai một số giải pháp tiết kiệm năng lượng trong quá trình sản xuất, giúp tiết kiệm được trên 500 tỷ đồng mỗi năm cho doanh nghiệp.
-
Hội thảo kết thúc Dự án “Thúc đẩy việc sử dụng và vận hành nồi hơi công nghiệp hiệu quả năng lượng tại Việt Nam” do Bộ Công Thương và Tổ chức Phát triển công nghiệp Liên hợp quốc (UNIDO) phối hợp tổ chức.
-
Ngày 30/10/2020, tại Hà Nội, Hội Khoa học và công nghệ sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả Việt Nam đã tổ chức hội thảo "Mô hình quản lý năng lượng trong các cơ sở sử dụng năng lượng lĩnh vực công nghiệp."
-
Trong những năm vừa qua, Bộ Công Thương và Đại sứ quán Đan Mạch đã phối hợp triển khai nhiều hoạt động phát triển cac-bon thấp, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả (SDNL TK&HQ) trong lĩnh vực công nghiệp. Phóng sự ghi lại một cách chi tiết các nội dung đã triển khai và kết quả đạt được, giúp xây dựng một bức tranh tổng quan hơn về tiến trình thực hiện SDNL TK&HQ trong lĩnh vực công nghiệp theo chủ trương Chỉ thị 20.
-
Tổng số cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm năm 2019 trên toàn quốc là 3.006 cơ sở. Trong đó có 2441 cơ sở sản xuất công nghiệp, 15 cơ sở sản xuất nông nghiệp, 84 đơn vị vận tải và 466 công trình xây dựng.