-
“Công nghệ thủy điện tích năng, một giải pháp hữu ích tái tạo năng lượng và mang lại hiệu quả kinh tế cao”, đại diện Tập đoàn ALSTOM - Thụy Sĩ khẳng định tại Hội thảo Kỹ thuật thủy điện tích năng, tổ chức ngày 18/11, tại Hà Nội. Theo đó, công nghệ này ít tác động đến môi trường do không phải xây đập ngăn sông cho nước dâng cao thành một hồ chứa lớn như các nhà máy thủy điện thông thường.
-
Anh Lê Thành Dũng, Nhân viên kỹ thuật khách sạn cho biết “Nhằm tiết giảm tối đa chí phí năng lượng nhưng vẫn không ngừng nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng, ban giám đốc cùng tòan thể nhân viên khách sạn liên tục tìm hiểu, tiếp cận các công nghệ mới nhằm cải tạo các hệ thống tiêu thụ điện, nâng cao vai trò quản lý năng lượng góp phần làm giảm tối đa điện năng tiêu thụ”.
-
Quản lý năng lượng là tổng hợp thực hiện các công việc, như tìm kiếm, thực tế, quy hoạch, cải tạo, đánh giá để có được mức chi phí đầu tư thấp nhất nhưng lại đạt hiệu quả cao nhất trong việc sử dụng năng lượng. Bản tin TKNL đã có cuộc phỏng vấn ông Yutaka OGURA – Giám đốc Hợp tác kỹ thuật Trung tâm TKNL Nhật Bản về những kinh nghiệm thực hiện quản lý năng lượng của Nhật Bản và những điều Việt Nam cần lưu ý.
-
Với đặc trưng là một ngành tiêu tốn nhiều năng lượng, việc áp dụng những giải pháp đồng bộ để sử dụng năng lượng hiệu quả đã được Nhà máy luyện gang - Công ty CP Gang thép Thái Nguyên ứng dụng và thu được những kết quả đáng ghi nhận.
-
Ngày 20/10/2010, công tác thi công lắp đặt hệ thống pin mặt trời nối lưới tại nóc nhà Bộ Công Thương đã chính thức được bàn giao kỹ thuật. Đây là dự án trình diễn do Văn phòng Tiết kiệm năng lượng phối hợp với Cơ quan năng lượng Đức, Công ty ALTUS AG Đức và Trung tâm năng lượng mới, ĐH Bách Khoa Hà Nội thực hiện. Dàn pin mặt trời này được vận hành thử nghiệm trong vòng một tháng. Ngày 19/11/2009 công trình sẽ được chính thức bàn giao giữa Chính phủ Đức và Bộ Công thương.
-
Sau ba ngày khẩn trương lắp đặt, đến hết ngày 18/10/2010 dự án lắp đặt pin mặt trời nối lưới trên nóc trụ sở Bộ Công Thương đã hoàn thành 80% công việc đúng như tiến độ đã đề ra. Trong một vài ngày tới, các kỹ thuật viên Đức – Việt sẽ hoàn thành việc lắp đặt và chạy thử. Dự kiến dàn pin mặt trời nối lưới sẽ được đại diện Chính phủ Đức và lãnh đạo Bộ Công Thương cắt băng khánh thành vào ngày 17/11/2010.
-
Sau buổi tập huấn lắp đặt pin mặt trời nối lưới, sáng 15 tháng 10 các kỹ thuật viên Đức và Việt Nam đã bốc dỡ thùng hàng đầu tiên đựng các trang thiết bị pin mặt trời được chuyển từ Đức sang để chuẩn bị cho việc lắp đặt lắp đặt trên mái nhà Bộ Công Thương. Dự kiến việc lắp đặt sẽ hoàn thành trong ba ngày và sau đó là các công việc liên quan tới đấu nối, kiểm tra và chạy thử. Tại Việt Nam, đây là dự án năng lượng mặt trời nối lưới đầu tiên được triển khai tại trụ sở cơ quan Nhà nước.
-
Trong hai ngày 13 và 14 tháng 10 năm 2010, tại Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội, Bộ Công Thương phối hợp với Trung tâm nghiên cứu năng lượng mới tổ chức lớp tập huấn kỹ thuật lắp đặt pin mặt trời nối lưới. Chương trình tập huấn nhằm trang bị những kiến thức, kỹ năng cơ bản cho các kỹ thuật viên trực tiếp thi công lắp đặt hệ thống pin mặt trời nối lưới tại nóc nhà trụ sở Bộ Công Thương cuối tháng 10 năm 2010.
-
Sở Công Thương Tỉnh Đồng Tháp phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển về tiết kiệm năng lượng TPHCM (ENERTEAM) tổ chức hội thảo giới thiệu Mô hình trình diễn kỹ thuật Lò nung gạch, gốm kết hợp thiết bị hóa khí từ trấu. Hội thảo nhằm tạo điều kiện cho cơ quan quản lý Nhà nước và cơ sở sản xuất gạch, gốm nắm được các qui định về môi trường và tiếp cận với công nghệ mới, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, nâng cao chất lượng và hiệu quả trong sản xuất gạch, gốm để áp dụng vào sản xuất trong thời gian tới.
-
Các nhà nghiên cứu thuộc Cơ quan Khoa học quốc gia Australia (CSIRO) đã đạt được tiến bộ đáng kể trong việc sản xuất các tấm pin quang điện để biến ánh sáng mặt trời thành điện năng theo kỹ thuật in ấn.
-
Nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường, sử dụng năng lượng tiêt kiệm và hiệu quả trong sản xuất gạch gốm, Sở Công Thương Tỉnh Đồng Tháp sẽ phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển về tiết kiệm năng lượng (ENERTEAM) tổ chức hội thảo “Mô hình trình diễn kỹ thuật Lò nung gạch/gốm bốn buồng kết hợp thiết bị hóa khí từ trấu”.
-
Mô hình xe hybrid chạy xăng - điện vừa được một nhóm sinh viên năm thứ 4, khoa Cơ khí chế tạo máy, Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM giới thiệu ngày 05/10/2010. Chiếc xe này được thiết kế sử dụng kết hợp xăng - điện và pin mặt trời, với động cơ 6 mã lực, dung tích 0,1l; động cơ điện 400W.
-
Kỹ sư Nguyễn Đình Phương, cán bộ Phòng Kỹ thuật - Chất lượng, Công ty CP que hàn điện Việt Đức đã nghiên cứu, cải tiến, ứng dụng công nghệ và đưa vào sản xuất thành công nhiều sản phẩm que hàn từ nguyên liệu phế thải, vừa giúp tiết kiệm năng lượng, nguyên vật liệu, lại góp phần giảm thải ra môi trường.
-
Tham gia khóa đào tạo các học viên sẽ được trang bị những kiến thức hệ thống và các kỹ năng, kỹ thuật quản lý tiết kiệm năng lượng. Với những kiến thức đó doanh nghiệp không chỉ tiết kiệm chi phí, mang lại lợi ích kinh tế rõ rệt mà còn chủ động hơn khi Luật sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả chính thức áp dụng từ ngày 1/1/2011.
-
Công ty TNHH cao su kỹ thuật Hoàn Cầu là doanh nghiệp chuyên sản xuất các sản phẩm từ cao su, trong đó sản phẩm chính hiện nay là mặt hàng lốp đắp (phục chế). Công ty sử dụng điện từ lưới điện quốc gia và than cho các thiết bị trong dây chuyền sản xuất như: Hệ thống lưu hoá, chiếu sáng, chạy động cơ... và sử dụng lò hơi để cung cấp nước cho các hệ thống sấy lốp nguyên liệu trong dây chuyền đắp lốp.
-
Từ một dây chuyền được Việt Nam tự thiết kế và lắp đặt, trong quá trình vận hành nhà máy đã liên tục cải tiến áp dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật mới để công nghệ sản xuất ngày càng hoàn thiện hơn và đã nâng được sản lượng dây truyền từ 60.000 tấn/năm theo thiết kế lên trên 100.000 tấn/năm. Giải pháp lắp biến tần công suất lớn cho động cơ 215 Kw của quạt Rood cung cấp gió cho lò nung Clanhke đã giúp giảm được 21,4% điện năng tiêu thụ tại quạt Rood.
-
Nghe có vẻ hoang đường, nhưng hoàn toàn khả thi: các nhà nghiên cứu của Trường kỹ thuật Viterbi, thuộc Trường đại học Nam California (USC), đã sản xuất loại pin cacbon dẻo và trong suốt, loại pin sẽ thay đổi cách chúng ta tận dụng năng lượng mặt trời. Loại pin quang điện hữu cơ graphit của nhóm nghiên cứu có rất nhiều ưu điểm: chúng mềm dẻo, chi phí sản xuất rẻ, dễ chế tạo và rất nhẹ.
-
Sau khi ban hành nghị định về Quản lý chiếu sáng đô thị và các quy định liên quan, mới đây, Bộ Xây dựng tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện dự thảo “Định hướng phát triển chiếu sáng đô thị Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn 2050”. Theo đó, PGS.TS Nguyễn Hồng Tiến, Cục trưởng Cục Hạ tầng kỹ thuật, Bộ Xây dựng cho biết, Bộ đang xem xét, chú trọng ứng dụng rộng rãi năng lượng mặt trời trong chiếu sáng công cộng.
-
Gần 70% sản lượng tiêu thụ than của Tập đoàn Công nghiệp Than và Khoáng sản Việt Nam (TKV) là được sàng tuyển, chế biến tại các mỏ than. Đây là con số khá lớn khẳng định vai trò quan trọng của công tác sàng tuyển trong sản xuất kinh doanh của tập đoàn. Để nâng cao năng suất, chất lượng cũng như hệ số thu hồi, giảm thiểu tổn thất tài nguyên và giảm thiểu ô nhiễm môi trường, Viện Công nghệ Mỏ - TKV đã nghiên cứu thành công công nghệ “Huyền phù tang quay”ứng dụng trong tuyển than, đảm bảo các yếu tố về kinh tế, kỹ thuật, môi trường.
-
Góp phần sử dụng nhiên liệu đạt hiệu quả, Công ty Honda Việt Nam đã khởi động cuộc thi "Lái xe sinh thái tiết kiệm nhiên liệu. Các đội tham gia sẽ tự chế xe (xe 3 bánh trở lên) theo ý tưởng của mình, nhưng phải tuân thủ một số quy tắc về kỹ thuật (nội dung này dành cho sinh viên các trường đại học tham gia).