-
Tiềm năng phát triển năng lượng tái tạo của Croatia là rất lớn, song vẫn chưa được khai thác, hoặc ít nhất là với các nguồn năng lượng mặt trời, gió hay địa nhiệt. Tuy nhiên, tình hình này sẽ thay đổi trong vài năm tới đây. Ông Nikola Ruzinski vụ trưởng Bộ bảo vệ môi trường giải thích: “Nhờ các trạm thủy điện, chúng tôi hiện đang sản xuất 40% năng lượng từ nguồn tái tạo.
-
Công ty Môi trường Đô thị Đà Nẵng và Công ty Pangea Green Energy (Ý) đang hợp tác triển khai Dự án thu hồi khí gas theo cơ chế phát triển sạch tại TP.Đà Nẵng.Hiện Dự án đang khai thác sinh khí, thu hồi khí đốt làm nhiên liệu chạy máy phát điện tại bãi rác Khánh Sơn (phường Hòa Khánh Nam, quận Liên Chiểu), giảm hiệu ứng nhà kính từ việc vận hành trên bãi rác để quản lý chất thải rắn.
-
Công trình thủy điện Sông Tranh 4 khai thác năng lượng dòng chảy trên hạ nguồn sông Tranh. Hồ chứa của công trình nằm trên địa bàn các xã Quế Lưu, Thăng Phước của huyện Hiệp Đức. Hồ chứa có dung tích 20 triệu m3; công suất lắp máy 48MW, sản lượng điện hàng năm 196 triệu KWh. Đập tràn, dâng bằng bê tông có chiều cao lớn nhất là 32m. Với tổng vốn đầu tư hơn 1.600 tỷ đồng.
-
Để khôi phục lại vị thế của mình, Mỹ vẫn đang gặp khó khăn trong chính sách năng lượng. Trong khi Đảng viên Đảng Dân chủ cho rằng cần phải thúc đẩy và phát triển nhiên liệu thay thế thì những người theo Đảng Công hòa ngược lại cho rằng trong ngắn hạn không thể thay thế dầu mỏ và khí đốt và nước Mỹ cần tăng sản lượng khai thác nội địa để bảo đảm cung năng lượng.
-
Những biến động cổ xưa làm hình thành một tầng đá và bồn nước cực nóng nằm khá gần mặt đất. Các nhà khoa học Anh đang xúc tiến khai thác lượng nhiệt và hơi nước này. Hiện tại, một giàn khoan nhỏ cao khoảng 15m đang dần khoan qua các lớp đá cát và đá bùn với tốc độ 6m/giờ. Mũi khoan đã xuống đến 152m và độ sâu dự kiến sẽ là 2,1km. Tại đây, mũi khoan sẽ khai thác một bồn nước nóng bị khóa giữa những tầng đá sâu. Đợt bơm nước nóng đầu tiên có thể sẽ thực hiện trong tháng Năm.
-
Việc khai thác năng lượng thủy triều mở ra một triển vọng lớn, hạn chế tối đa phát thải khí cacbonic gây hiệu ứng nhà kính. Công ty Minesto, Thuỵ Điển đã phát triển một thiết bị để khai thác nguồn năng lượng từ các đại dương. Đó là diều tua bin- dưới nước với phần trên là một chiếc diều, mang theo ở phía dưới một tuabin vận hành nhờ thuỷ triều..
-
Cục pin có tên Hyperion Power Module, được thiết kế để cung cấp năng lượng cho các thành phố nhỏ với số hộ dân ít hơn 20.000 nhà, cũng như những căn cứ quân đội, những công ty khai thác mỏ, những nhà máy khử muối, và thậm chí cả những tàu thương mại hoặc du thuyền. Ông John Deal, CEO của Hyperion Power, nói: “Công nghệ của chúng ta đang thay đổi diện mạo. Có rất nhiều ứng dụng thú vị”.
-
Những cây cầu nối liền hai bờ thường có điều kiện rất tốt để tiếp xúc với nguồn năng lượng tái sinh như ánh sáng mặt trời và gió.Đó là lý do để các nhà khoa học nghĩ đến việc thiết kế những chiếc cầu có tên gọi SolarWind để khai thác quang năng thông qua một mạng lưới tế bào năng lượng mặt trời.
-
Theo các số liệu thống kê của Bộ khoáng sản và năng lượng Ethiopia (MoME), quốc gia này mỗi năm tiêu tốn 10 tỉ Birr (tương đương với 800 triệu đôla Mỹ) để nhập khẩu các sản phẩm xăng dầu phục vụ tiêu thụ trong nước. Số liệu này phản ánh hơn 90% khoản thu từ hoạt động ngoại thương của Ethiopia. Nếu nước này khai thác được tiềm năng năng lượng tái tạo thì khả năng độc lập về năng lượng sẽ đem lại lợi ích cho nền kinh tế.
-
Sản xuất điện là nhóm ngành ưu tiên hàng đầu trong quy hoạch phát triển công nghiệp của tỉnh Bình Thuận đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025. Thực tế, Bình Thuận đã, đang và tiếp tục tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư triển khai thực hiện các dự án điện năng nhằm khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế, thúc đẩy kinh tế-xã hội địa phương phát triển...
-
Nếu các nguồn năng lượng tái tạo (NLTT) tham gia cân bằng được một vài phần trăm tổng nhu cầu điện hiện nay, cũng đồng nghĩa tiết kiệm được mức ấy điện năng, vì nguồn NLTT không khai thác là bỏ phí, không để dành được như nguồn năng lượng truyền thống (than, dầu...).
-
Theo một bản báo cáo được công bố tuần qua, Mỹ vẫn chưa thể khai thác được tiềm năng năng lượng gió ngoài khơi. Bản báo cáo này đòi hỏi Mỹ cần phải có những bước tiến mạnh mẽ hơn nữa trong việc phát triển điện gió ngoài khơi Đại Tây Dương.
-
Trong ngày thứ 2 của chuyến thăm chính thức 2 ngày tới Malaysia, Tổng thống Hàn Quốc Lee Myung- bak đã có cuộc gặp gỡ cao cấp với Thủ tướng Malaysia Najib Razak vào ngày 10 tháng 12 vừa qua. Hai nhà lãnh đạo đã nhìn lại 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao và cùng thảo luận những biện pháp nhằm nâng cao quan hệ hợp tác trên nhiều lĩnh vực như công nghệ xanh, sản xuất điện nguyên tử và khai thác thị trường ở các nước thứ ba.
-
Ngày 9/12, Ủy ban châu Âu (EC) đã công bố chiến lược của Liên minh châu Âu (EU) đối với khu vực sông Danube với mục tiêu khai thác tiềm năng kinh tế to lớn và cải thiện điều kiện môi trường của khu vực có 115 triệu dân sinh sống này.
-
Theo đó, trong giai đoạn từ 2011-2015, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam sẽ đưa thêm 15-20 mỏ vào phát triển thương mại, tăng trữ lượng đạt 35-45 triệu tấn/năm, sản lượng khai thác dầu khí đạt 23-34 triệu tấn/năm, khí đạt 8,5-14 tỷ m3/năm….góp phần đảm bảo nhu cầu về năng lượng và an ninh năng lượng quốc gia.
-
Điện không gian bao gồm những tấm thu năng lượng mặt trời đặt ngoài không gian, và rồi truyền tải dưới dạng vi sóng xuống căn cứ mặt đất. Nơi đây chuyển sóng thành điện để dùng như nguồn năng khổng lồ, vĩnh cửu và rất sạch sẽ. Cuộc chạy đua nghiên cứu phương pháp khai thác điện không gian đã bắt đầu từ nhiều năm trước, nhưng nay Nhật Bản đã khởi động đầu tư với một dự án triển khai cụ thể.
-
Thông tin từ Đại sứ quán Anh cho biết, từ ngày 22-26/11 tới sẽ có một phái đoàn thương mại thuộc Hiệp hội Công nghiệp năng lượng hàng đầu của Anh (EIC) đến TP.HCM để khai thác các cơ hội đầu tư trong ngành dầu khí.
-
Có nhiều nguyên nhân khiến Chính phủ nên đặt ưu tiên hàng đầu cho phát triển ngành khí như: doanh thu, kinh tế, môi trường, an ninh năng lượng, sản xuất điện… Theo báo cáo “Xây dựng khung phát triển ngành khí Việt Nam” của Ngân hàng Thế giới mới được công bố thì qui mô của ngành khí tự nhiên của Việt Nam sẽ tăng lên gấp 3 lần nếu đạt được các mục tiêu Chính phủ đề ra. Đến năm 2025, ngành khí phải đảm bảo khai thác đủ lượng tiêu thụ lên mức 24 tỷ m3/năm.
-
Tập đoàn năng lượng Chevron hàng đầu của Mỹ vừa thông báo sẽ mua lại công ty khí đốt Atlas Energy với giá 4,3 tỷ USD, nhằm mở rộng hoạt động của hãng trong lĩnh vực khai thác khí từ sét phiến. Chevron sẽ trả 3,2 tỷ USD tiền mặt cho Atlas Energy và sẽ gánh vác khoản nợ trị giá 1,1 tỷ USD của công ty khí đốt này.
-
Nhận thức rõ tầm quan trọng của năng lượng đối với sản xuất kinh doanh, Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam (TKV) đã có những hành động cụ thể chỉ đạo các đơn vị sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong sản xuất và khai thác.