Sunday, 17/11/2024 | 00:32 GMT+7
Được thiết kế bởi Los Alamos National Laboratory thuộc hãng Hyperion
Power Generation Inc, pin hạt nhân - sở dĩ được gọi như thế vì nó rẻ,
nhỏ và dễ vận chuyển - có kích cỡ bằng chiếc tủ lạnh, so với một lò
phản ứng truyền thống cao 15m. Nó sản xuất 25 megawatts điện (bằng
khoảng một phần bốn mươi sản lượng của lò phản ứng hạt nhân lớn).
Cục pin có tên Hyperion Power Module, được thiết kế để cung cấp năng lượng cho các thành phố nhỏ với số hộ dân ít hơn 20.000 nhà, cũng như những căn cứ quân đội, những công ty khai thác mỏ, những nhà máy khử muối, và thậm chí cả những tàu thương mại hoặc du thuyền. Ông John Deal, CEO của Hyperion Power, nói: “Công nghệ của chúng ta đang thay đổi diện mạo. Có rất nhiều ứng dụng thú vị”.
Một pin hạt nhân Hyperion Power Module có kích cỡ từ 1,5 - 2,5m
Nhưng
sự lạc quan này lại không được sự đồng thuận của những nhóm bảo vệ môi
trường, họ cho rằng pin hạt nhân có thể làm gia tăng rác thải hạt nhân
và nguy cơ khủng bố. Hyperion ước tính rằng những lò phản ứng hạt nhân
(LPƯHN) nhỏ sẽ cần chi phí 100 triệu USD với 25 nhân sự để điều hành,
thấp hơn nhiều nếu so từ 4 tỷ USD tới 6 tỷ USD để xây dựng một nhà máy
truyền thống với 300 nhân sự để hoạt động.
Những LPƯHN nhỏ đặc biệt hấp
dẫn đối với thế giới đang phát triển, vì chúng là một giải pháp siêu
nhỏ. Nhiều quốc gia nghèo thiếu những mạng lưới điện mạnh cần có một
sản lượng khổng lồ từ LPƯHN lớn. Theo ông Deal cho biết, trong tình
hình đó sẽ có khoảng 130 pin Hyperion được bán ra trong tương lai gần,
trong đó hơn một trăm bán ra ngoài nước Mỹ, đến những nơi xa như Kenya,
Campuchia và Ả Rập Saudi.
Những
viễn cảnh lạc quan sẽ đến trong một thời gian dài. Năng lượng hạt nhân
đã từng phát triển tới mức 750% trong thập niên 1970 (trong giai đoạn
giá dầu tăng) và 140% trong thập niên 1980, nhưng sau những thảm họa ở
nhà máy điện hạt nhân Three Mile Island năm 1979 và ở Chernobyl năm
1986, mức phát triển của nó chỉ còn 8% trong thập niên 1990.
Bên
cạnh nỗi lo hiểm họa như trường hợp Chernobyl và chi phí cao của những
nhà máy truyền thống, vấn đề rác thải hạt nhân cũng được nêu ra. Loại
rác này vẫn duy trì chất phóng xạ đến hàng ngàn năm, vì thế yêu cầu
phải được chôn sâu. Nhưng những pin hạt nhân chỉ sản xuất khoảng 1/40
lượng rác so với các nhà máy truyền thống. Pin hạt nhân rất nhỏ, có thể
vận chuyển trên xe tải. Nhưng điều này lại làm cho tổ chức Hòa bình
Xanh Greenpeace International lo ngại.
Năm ngoái họ đã lên tiếng chống
lại Hyperion và nói rằng những loại pin này có thể gây ra nguy cơ khi
bọn khủng bố làm cho chúng bị rò rỉ. Nhưng ông Deal khẳng định thậm chí
ngay cả súng phóng lựu cũng không thể gây hề hấn gì cho các pin hạt
nhân được. Đồng thời những chuyên gia kiểm soát vũ khí hạt nhân lo ngại
số lượng lớn những quốc gia đang phát triển có thể nhân đấy tạo thành
cuộc chạy đua vũ khí hạt nhân.
Mặc dù còn rất nhiều tranh cãi, pin hạt nhân vẫn nhận được sự ủng hộ từ một số nhân vật cấp cao trong tổ chức NGO và những nhà khoa học. Thụy Điển, gần đây đã tham gia vào danh sách những quốc gia ngày càng đông, quốc hội của những quốc gia này đã hủy bỏ lệnh tạm ngừng phát triển những nhà máy năng lương mới.
Tiến Đạt