-
Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA) kêu gọi các nước cần giảm đến mức thấp nhất tác động kinh tế, xã hội và môi trường của tình trạng thiếu điện bằng các chiến lược khẩn cấp tiết kiệm điện.
-
Trong báo cáo đầu tiên về năng lượng sạch toàn cầu, Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) nhận định, thế giới đã đạt được thành công đầy ấn tượng trong việc phát triển công nghệ năng lượng sạch trên toàn cầu.IEA kêu gọi các chính phủ trợ giúp tích cực để triển khai mạnh mẽ các phương tiện vận tải chạy bằng điện hoặc vừa chạy bằng điện vừa chạy bằng nhiên liệu hoá thạch, với mục tiêu đến năm 2020 sẽ có 20 triệu phương tiện này được đưa vào sử dụng.
-
Theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế, năng lượng Mặt Trời có thể đáp ứng tới 1/4 nhu cầu điện của thế giới vào năm 2050, song các nhà sản xuất cần được chính phủ hỗ trợ trước khi thu lợi nhuận. Giá điện Mặt Trời phát vào lưới điện hoặc sử dụng tại chỗ ở mức cao đã giúp Tây Ban Nha trở thành thị trường điện Mặt Trời lớn nhất thế giới năm 2008, song đổi lại chính phủ nước này đã phải bỏ ra hàng tỷ Euro. Năm ngoái, giá bán điện Mặt Trời ở Tây Ban Nha đã giảm 45%.
-
Nga sẵn sàng gia tăng cung ứng dầu mỏ và khí đốt cho các thị trường châu Á và châu Âu để làm giảm bớt tình trạng mất cân đối giữa cung và cầu hiện nay trên thị trường năng lượng thế giới. Thủ tướng Nga Vladimir Putin đang có chuyến thăm Đan Mạch nhấn mạnh Nga nhìn nhận những diễn biến hiện nay trên thị trường năng lượng quốc tế với tinh thần trách nhiệm cao nhất.
-
Đào tạo là một trong những nội dung lớn, quan trọng trong Chương trình mục tiêu quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. Để hoạt động đào tạo mang lại hiệu quả cao, vừa qua, Bộ Công Thương đã phối hợp với Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), Viện Bảo Tồn năng lượng quốc tế (IIEC) Châu Á phát hành tài liệu hướng dẫn sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho các ngành công nghiệp Việt Nam.
-
Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) vừa công bố báo cáo "Triển vọng năng lượng thế giới hàng năm," trong đó dự báo Australia sẽ vượt qua Na Uy, trở thành nhà sản xuất khí đốt lớn thứ 3 trong Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) vào năm 2035, sau Mỹ và Canada. Theo IEA, sản lượng khí đốt của Australia sẽ vượt Malaysia vào năm 2020, và vượt Indonesia vào năm 2025.
-
"Mở rộng hợp tác năng lượng trong điều kiện gia tăng cạnh tranh toàn cầu" là đề tài chính trong Tuần lễ Năng lượng quốc tế, khai mạc tại Mátxcơva, Nga ngày 25/10.
-
Tại một hội nghị năng lượng quốc tế đang diễn ra ở Montreal (Canada), các nhà khoa học đã kêu gọi phát triển năng lượng sinh học từ rác thải nhằm hỗ trợ cho nguồn cung về năng lượng đang ngày càng thiếu hụt. Các nhà khoa học cảnh báo rằng với mức độ sử dụng nhiên liệu của thế giới như hiện nay, dự trữ dầu mỏ, khí đốt sẽ chỉ đủ dùng trong khoảng vài thế kỷ nữa.
-
Bắc Kinh đã lên tiếng phủ nhận thông tin từ Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) cho rằng, Trung Quốc đã vượt Mỹ để trở thành quốc gia tiêu thụ năng lượng lớn nhất thế giới. Ngày 20/7, nhiều tờ báo quốc tế dẫn số liệu từ IEA cho biết, trong năm 2009, Trung Quốc tiêu thụ 2,252 tỷ tấn quy dầu từ các nguồn than đá, dầu thô, khí tự nhiên, năng lượng nguyên tử…, nhiều hơn 4% so với mức tiêu thụ năng lượng của Mỹ.
-
Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA) cảnh báo nếu không nhanh chóng chuyển đổi nền kinh tế từ sử dụng nhiên liệu hóa thạch sang sử dụng năng lượng sạch, lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính trên toàn cầu sẽ tăng gấp đôi vào năm 2050. Cứ một năm trì hoãn quá trình chuyển đổi này, thế giới lại mất 500 tỷ USD.
-
Năng lượng hạt nhân là một giải pháp quan trọng đối với Đông Nam Á, mà nhu cầu điện của khu vực này theo ước tính của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) sẽ tăng 76% trong giai đoạn 2007-2030 với tỷ lệ tăng trung bình hàng năm là 3,3% (của thế giới ước tính khoảng 2,5%).
-
Thực hiện Quyết định số 4454/QĐ-BCT ngày 13 tháng 8 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc phê duyệt Dự án “Hỗ trợ triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả - VIE: Supporting National Energy Efficiency Program Implementation” do Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB) tài trợ, ngày 7 tháng 10 năm 2008 Văn phòng Tiết kiệm năng lượng, Bộ Công Thương cùng với Đại điện của Ngân hàng phát triển Châu Á và Tư vấn của Dự án Viện Bảo tồn Năng lượng Quốc tế đã tổ chức Hội nghị khởi động Dự án.