-
Tập đoàn Năng lượng Nguyên tử Quốc doanh Rosatom (Nga) ngày 25/5 đã công bố trên các phương tiện truyền thông của các nước Anh, Mỹ, Đức và Nhật Bản về cấu tạo bên trong của lò phản ứng số 4 mà công ty này dự kiến vận hành vào mùa Thu năm nay tại Nhà máy điện hạt nhân Kalinin cách Moscow 350km về phía Tây Bắc.
-
Trước dự báo ngành Điện sẽ khó khăn hơn năm 2010 nếu thời tiết tiếp tục nắng nóng, với tinh thần tích cực chủ động chuẩn bị ứng phó với khó khăn, mới đây Bộ Công Thương do Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng dẫn đầu đã có chương trình kiểm tra và làm việc với hai Nhà máy thủy điện Thác Bà (Yên Bái) và Nhà máy thủy điện Tuyên Quang.
-
Ngành Thép là một trong số những ngành sử dụng và tiêu hao lượng điện năng lớn, do có nhiều lò phổ quang, lò điện phải đốt nóng liên tục suốt 24/24h. Bên cạnh đó, nhiều nhà máy còn sử dụng thiết bị công nghệ cũ, không đồng bộ, dẫn đến điện năng sử dụng bị tiêu hao rất nhiều. Để giảm chi phí điện năng, nhằm hạ giá thành sản phẩm, tăng sức cạnh tranh trên thị trường, các nhà máy sản xuất trong Công ty CP Thép Thái Nguyên đã áp dụng nhiều giải pháp tiết kiệm điện.
-
Các công ty Trung Quốc dự định sẽ đầu tư khoảng 48 tỷ USD để xây dựng các nhà máy điện với tổng sản lượng lên tới 32 triệu KW trong 15 năm tới. Cùng với việc cho phép Trung Quốc mua điện từ các nhà máy này, các dự án này sẽ hỗ trợ về mặt hạ tầng cho các doanh nghiệp Trung Quốc đang di chuyển sang khu vực Đông Nam Á.
-
Hôm thứ ba vừa rồi, Tổng thư ký Liên Hiệp quốc, ông Ban Ki-moon phát biểu rằng tai nạn của nhà máy điện nguyên tử Fukushima của Nhật Bản đã cho thấy tồn tại những lỗ hổng lớn trong hệ thống quốc tế để đối phó với vấn đề an toàn hạt nhân. Ông Ban cũng thông báo một cuộc họp quốc tế cấp cao về vấn đề này tại New York vào ngày 22/9 trong khuôn khổ cuộc họp của Đại Hội đồng Liên hiệp quốc.
-
Nhiệt lượng thu được từ hệ thống có thể được sử dụng vì mục đích kinh tế, ví dụ như sử dụng nước nóng hoặc nhiệt để chạy hệ thống làm mát/ làm nóng hay các thiết bị trong nhà máy. Năm ngoái, Cogenra, một công ty cung cấp thiết bị năng lượng mặt trời, đã thực hiện một dự án tại nhà máy rượu vang ở California, sử dụng nước nóng để rửa các thùng và két đựng trong nhà máy.
-
Ông Malcolm Gibbons, Tổng giám đốc Coca-Cola Việt Nam, cho biết đến nay công ty đã giảm được một nửa lượng điện tiêu thụ trên một đơn vị sản phẩm so với năm 2004 tại cả ba nhà máy ở TPHCM, Hà Nội và Đà Nẵng. Nhưng đây vẫn chưa phải con số cuối cùng. Coca-Cola Việt Nam dự kiến sẽ giảm thêm ít nhất 10% điện năng tiêu thụ nữa vào năm 2015. Rõ ràng, sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả là giải pháp tối ưu để giải bài toán cung cầu điện. Hiệu quả giải pháp này mang lại không đơn thuần là hóa đơn tiền điện mỗi doanh nghiệp, mỗi gia đình phải trả ít đi, mà còn tạo ra nhiều tác động lan tỏa tích cực cho cả nền kinh tế.
-
Bà Rịa – Vũng Tàu là một tỉnh tập trung rất nhiều nhà máy sản xuất công nghiệp, nên lượng điện cung cấp chiếm tỷ lệ rất lớn trong tổng lượng điện tiêu thụ của toàn tỉnh. Vì vậy, công tác tiết kiệm điện luôn là vấn đề khiến dư luận rất quan tâm. Liên quan đến vấn đề này, Bản tin TKNL đã có cuộc trò chuyện với ông Nguyễn Hữu Hiền - Phó Giám đốc Sở Công Thương Bà Rịa – Vũng Tàu.
-
Ngày 14/5, tại Khu kinh tế mở Chu Lai, tỉnh Quảng Nam, Công ty Công nghiệp năng lượng Đông Dương đã tổ chức lễ khởi công xây dựng nhà máy sản xuất tấm thu năng lượng mặt trời công suất 120 MW/năm. Nhà máy có tổng công suất 120 MW/năm, xây dựng trên diện tích gần 12 ha gồm 4 modul và các dây chuyền phụ trợ công nghệ châu Âu và Mỹ. Tổng mức đầu tư 390 triệu USD.
-
Trong 3 dự án Nhà máy SXNL sinh học đang được thực hiện thì Lãnh đạo tập đoàn đánh giá cao nhất Dự án NM SXNL sinh học Bình Phước. Việc cho đến thời điểm này dự án đang được thực hiện với tiến độ ổn định và vượt so với dự kiến khoảng 5%, chi phí phát sinh đang ở mức thấp và đang được các bên tham gia kiểm soát tốt.
-
Dự án tận dụng bã mía từ Nhà máy đường số 2 của Công ty cổ phần mía đường Lam Sơn, tỉnh Thanh Hóa để tái sản xuất 12,5 MW điện đã được Ủy ban Nhân dân tỉnh Thanh Hóa cấp phép đầu tư với số vốn 260 tỷ đồng. Dự án tận dụng bã mía từ Nhà máy đường số 2 của Công ty cổ phần mía đường Lam Sơn, tỉnh Thanh Hóa để tái sản xuất 12,5 MW điện đã được Ủy ban Nhân dân tỉnh Thanh Hóa cấp phép đầu tư với số vốn 260 tỷ đồng.
-
Bộ Công Thương dự báo tốc độ tăng trưởng nguồn điện của Việt Nam giai đoạn 2011-2015 sẽ khoảng 14,1 - 16%, từ 2016 - 2020 sẽ khoảng 11,3 - 11,6%. Với tốc độ tăng trưởng nguồn điện như trên, dự kiến từ năm 2011 đến năm 2020, Việt Nam cần phải đầu tư, xây dựng các nhà máy điện mới với tổng công suất khoảng trên 50 nghìn MW.
-
Ðể chủ động đối phó giá điện, xăng dầu và giá than tăng, nhiều doanh nghiệp xi-măng đã 'tự cứu lấy mình' bằng việc đầu tư đổi mới công nghệ, nâng công suất lên từ 1,5 đến 2 triệu tấn/năm. Hiện nay một số nhà máy xi-măng phía nam đã áp dụng công nghệ thu nhiệt thừa để tái sản xuất xi-măng, giảm bình quân từ 25 đến 30 kWh điện/tấn (một tấn xi-măng tiêu hao từ 95 đến 100 kWh).
-
Hai Nhà máy nhiệt điện Hải Phòng 1 và 2 hoạt động với tổng công suất 12.000MW, sẽ cung cấp cho lưới điện quốc gia 7,2 tỷ kWh điện/năm, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế của khu vực tam giác kinh tế trọng điểm Hà Nội-Hải Phòng-Quảng Ninh.
-
Chính phủ Trung Quốc đề ra nhiều chính sách hỗ trợ ngành năng lượng điện gió như nhà sản xuất không phải trả tiền thuê đất và nhà nước có kế hoạch cung cấp điện sạch trên cả nước. Đây là một chính sách quan trọng trong phát triển nguồn năng lượng sạch. Hiện nay, bình quân một tuần ở Trung Quốc có một nhà máy nhiệt điện mới được đưa vào hoạt động.
-
Đây là khoản đầu tư dự án năng lượng sạch đầu tiên của Goolge tại châu Âu, song hãng này vẫn phải nhận được sự đồng ý một cách chính thức từ các nhà chức trách Đức. Google đang hợp tác với công ty cổ phần tư nhân Capital Stage (Đức) để thực hiện dự án này. Theo Google, công ty này “dày dặn kinh nghiệm trong thị trường năng lượng tái tạo và quang điện tại Đức”.
-
Các nhà khoa học Nga đã chế tạo thành công một loại hợp kim mới cho phép kéo dài tuổi thọ của các lò phản ứng hạt nhân lên tới 100 năm.Loại hợp kim mới được tạo ra từ một thí nghiệm thực hiện tại nhà máy Ijora với khối lượng thu được là 250 tấn. Nga sẽ bắt đầu đưa vào sử dụng loại hợp kim này sau khi hoàn tất việc xây dựng nhà máy điện hạt nhân Baltique tại vùng Kaliningrad. Với tổng công suất đạt 2.300 MW, hai lò phản ứng hạt nhân của nhà máy sẽ lần lượt được đưa vào sử dụng vào năm 2016 và 2018.
-
VTD đã đầu tư một dây chuyền đóng gói đèn LED hiện đại với máy móc được đầu tư của Hà Lan và Đài Loan. Theo ông Dương Minh, Tổng giám đốc VTD cho biết: cuối tháng 5 sẽ giới thiệu sản phẩm đầu tiên ra thị trường. Hiện nay đơn vị đã có đơn hàng sản xuất trong bốn tháng
-
Thủ tướng Úc Julia Gillard đã công bố phê chuẩn dự án trị giá 104.7 triệu đôla để đưa năng lượng mặt trời vào nhà máy sản xuất điện từ nhiên liệu hóa thạch lớn nhất của Queensland. Nhà máy điện Kogan Creek công suất 750 megawatt, sản xuất điện từ than, đặt tại phía Tây Nam Queensland sẽ tiếp nhận thêm hệ thống nhiệt mặt trời công suất 44MW vào lưới điện, đưa nó trở thành dự án lớn nhất thế giới ở dạng này.
-
VASEP và IFC đã công bố kết quả đề tài nghiên cứu đã tiến hành khảo sát 21/193 nhà máy chế biến thủy sản tại ĐB Sông Cửu Long. Trong số các nhà máy khảo sát, nhà máy nào cũng có thể tiết kiệm năng lượng hơn mức tiêu thụ hiện tại, kể cả những nhà máy mới. Ở từng nhà máy, bất cứ khâu nào cũng có thể tiết kiệm năng lượng hơn nữa.