-
Nhà máy điện này nằm trong khuôn khổ hợp tác phát triển năng lượng tái tạo giữa Algeria và Tây Ban Nha với tổng vốn đầu tư lên tới 350 triệu USD.
-
Trong năm 2010, 57% điện năng ở châu Mỹ Latinh và vùng Caribe là từ thủy năng trong khi 40% là từ các nhà máy nhiệt điện sử dụng nhiên liệu hóa thạch và khí thiên nhiên, 2% từ năng lượng nguyên tử và 1% từ các nhà máy năng lượng gió, mặt trời và địa nhiệt.
-
DOE vừa công bố chương trình tác của mình với Ấn Độ trong khuôn khổ quỹ đầu tư liên bang trị giá 25 triệu đôla sẽ được thực hiện trong vòng 5 năm tới, thông qua Trung tâm hợp tác nghiên cứu và phát triển năng lượng sạch Mỹ - Ấn (JCERDC).
-
Theo quan điểm phát triển hài hòa kinh tế, cung cấp năng lượng, bảo vệ môi trường và củng cố an ninh năng lượng, phát triển năng lượng bền vững, những thách thức trong việc cung cấp năng lượng dài hạn của Việt Nam được nhận dạng là phải: sử dụng năng lượng hiệu quả và tiết kiệm; thiết lập hệ thống cung cấp năng lượng chắc chắn và hiệu quả; ổn định cung cấp năng lượng, nhập khẩu năng lượng và củng cố an ninh năng lượng; thành lập thị trường năng lượng hiệu quả, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia bình đẳng và cạnh tranh lành mạnh.
-
Hiện Việt Nam chưa có nhà máy sản xuất các sản phẩm từ pin mặt trời, tất cả nhu cầu trong nước đều nhập khẩu chủ yếu từ Đức và Nhật, hai cường quốc đi đầu trên thế giới về công nghệ sản xuất và ứng dụng pin mặt trời. Xu hướng chuyển giao công nghệ, gia công và phân công sản xuất đang dịch chuyển dần việc gia công pin mặt trời từ các nước châu Âu, châu Mỹ sang khu vực châu Á. Mục tiêu chung các nước đặt ra là đóng góp từ 5 đến 15% năng lượng sạch vào cơ cấu năng lượng sơ cấp của họ. Từ đó tạo tiền đề cho sự phát triển năng lượng mặt trời trên toàn thế giới.
-
Nếu ngừng hoạt động các nhà máy điện hạt nhân sẽ làm gia tăng nguy cơ phụ thuộc nguồn nhiên liệu hóa thạch và hậu quả là tăng lượng khí thải độc hại gây ra các hậu quả về môi trường, dẫn tới hiện tượng nóng lên toàn cầu. Việc phát triển năng lượng hạt nhân hiện là vấn đề còn gây nhiều tranh cãi giữa các nước trên thế giới.
-
Nhật Bản vừa công bố kế hoạch có nội dung bất buộc các tòa nhà cao tầng mới xây dựng phải lắp đặt hệ thống pin mặt trời vào năm 2030. Thủ tướng Nhật Naoto Kan đã đưa ra sáng kiến "Sunrise Plan" nhằm phát triển năng lượng mặt trời trong bài phát biểu về chính sách năng lượng quốc gia tại Hội nghị thượng đỉnh G8, diễn ra tại Pháp.
-
Nếu muốn duy trì hướng tăng trưởng kinh tế nhanh, mạnh và giảm thiểu phát thải các-bon, châu Á phải tăng cường phát triển năng lượng mặt trời. Đây là lời khuyến nghị của Phó Chủ tịch Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), ông Xiaoyu Zhao, tại Lễ khai mạc Cuộc họp lần thứ ba Diễn đàn Năng lượng Mặt trời Châu Á diễn ra hồi đầu tháng 5 vừa qua.
-
Được đánh giá là nước có nguồn tài nguyên năng lượng tái tạo sạch khá dồi dào, nhưng ứng dụng công nghệ năng lượng tái tạo vẫn ở bước đầu chập chững và còn nhiều hạn chế ở Việt Nam. Theo “Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2050”, được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt từ năm 2007, mục tiêu hướng tới của các nguồn năng lượng mới và tái tạo vẫn còn ở mức khiêm tốn (đạt tỉ lệ khoảng 5% tổng năng lượng thương mại sơ cấp đến năm 2010 và 11% vào năm 2050).
-
Theo quyết định mới nhất của Chính phủ, sau ba tháng tạm dừng, 8 trong số 17 nhà máy điện hạt nhân sẽ ngừng hoạt động vĩnh viễn. Nước Đức đang hướng tới phát triển năng lượng tái tạo thân thiện với môi trường, thay thế dần điện hạt nhân, nhằm đạt được phát triển bền vững, đảm bảo môi trường sống của con người.
-
Hai tháng kể từ sau những thảm họa thiên nhiên nặng nề, chính phủ Nhật Bản tuyên bố quyết tâm phát triển năng lượng bền vững thông qua hợp tác ba bên. Nước này đã cam kết tăng cường sử dụng năng lượng tái tạo và hiệu quả trong sử dụng năng lượng để đạt tăng trưởng bền vững trong quá trình tái thiết đất nước.
-
Theo các chuyên gia dầu khí Cuba, vùng Vịnh Mexico của nước này rất giàu tiềm năng dầu khí với trữ lượng có thể lên tới 20 tỷ thùng. Việc khai thác dầu khí tại đây là một trong những chủ trương quan trọng trong chiến lược phát triển năng lượng của Cuba, một phần của lộ trình cập nhật hóa mô hình kinh tế đất nước vừa được thông qua tại Đại hội Đảng Cộng sản Cuba lần thứ VI.
-
Tổng thống Obama đã chủ trương đầu tư 150 tỷ USD trong 10 năm để nghiên cứu năng lượng tái tạo và các phương pháp chuyển đổi năng lượng. Liên doanh với Mỹ là cơ hội tốt để các công ty nước ngoài về năng lượng xanh tiếp cận nguồn vốn này, ngược lại Mỹ cũng cần sự hợp tác quốc tế để nâng cao hiệu quả nghiên cứu và phát triển năng lượng tái tạo. Nhiều quốc gia với sự tăng trưởng mạnh trong lĩnh vực năng lượng sạch mở ra nhiều cơ hội hợp tác cùng Mỹ trong việc giải quyết vấn đề năng lượng.
-
Theo Thứ trưởng Bộ Công Thương Hoàng Quốc Vượng, mặc dù là nước giàu tiềm năng về năng lượng tái tạo nhưng cho đến nay sự phát triển năng lượng tái tạo vẫn chưa tương xứng với tiềm năng. Với sự hỗ trợ của WB, Thụy Sĩ trong dự án Redp tại Việt Nam, Bộ Công Thương tin tưởng dự án sẽ đóng góp quan trọng vào sự phát triển dạng năng lượng sạch này, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng, giảm thiểu biến đổi khí hậu cũng như thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội tại Việt Nam.
-
Tiềm năng phát triển năng lượng tái tạo của Croatia là rất lớn, song vẫn chưa được khai thác, hoặc ít nhất là với các nguồn năng lượng mặt trời, gió hay địa nhiệt. Tuy nhiên, tình hình này sẽ thay đổi trong vài năm tới đây. Ông Nikola Ruzinski vụ trưởng Bộ bảo vệ môi trường giải thích: “Nhờ các trạm thủy điện, chúng tôi hiện đang sản xuất 40% năng lượng từ nguồn tái tạo.
-
Bộ Công Thương luôn khuyến khích việc phát triển các nguồn năng lượng mới và tái tạo. Bộ cũng đang trình Thủ tướng xem xét đề ra các chủ trương hỗ trợ phát triển các nguồn năng lượng này”. Sẽ là quá sớm để khẳng định sự “lên ngôi” của các nguồn năng lượng mới, tuy nhiên, sự thành công của một số mô hình cộng với sự “vào cuộc” của “3 nhà”: Nhà nước, nhà kinh doanh, nhà nghiên cứu, có thể nói, phát triển năng lượng tái tạo có thể là “tương lai” cho ngành năng lượng Việt Nam./.
-
Trong Hội nghị khung của Liên hợp quốc về vấn đề biến đổi khí hậu tổ chức tại Băng Cốc (Thái Lan), các nhà hoạt động vì môi trường, viện dẫn thảm họa hạt nhân tại Fukushima , đã kêu gọi các nước phát triển năng lượng tái tạo, nhờ đó thế giới sẽ không phải lựa chọn giữa mối nguy hiểm của năng lượng hạt nhân và những ảnh hưởng của biến đổi khí hậu.
-
Cụ thể, đến năm 2015, quy hoạch, đầu tư nâng cấp hệ thống cơ sở giáo dục Đại học, trung tâm đào tạo chuyên ngành phục vụ nhu cầu phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử. Trong thời gian đầu, 5 trường đại học: Đại học Khoa học tự nhiên (Đại học Quốc gia Hà Nội), Đại học Khoa học tự nhiên (Đại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh), Đại học Bách khoa Hà Nội, Đại học Đà Lạt, Đại học Điện lực và Trung tâm đào tạo Hạt nhân - Viện Năng lượng Nguyên tử Việt Nam (Bộ Khoa học và Công nghệ) sẽ được tập trung đầu tư.
-
Trong năm 2010, mặc dù các khoản đầu tư để xây dựng và lắp đặt thiết bị năng lượng gió lên tới 47,3 tỷ euro, thị trường năng lượng gió toàn cầu lại lần đầu tiên suy giảm trong 20 năm. Lắp đặt mới giảm 7% so với năm 2009, chủ yếu là do tình hình kém khả quan ở thị trường Mỹ và sự chững lại ở Châu Âu.
-
Trong vài năm trở lại đây, những đầu tư phát triển năng lượng sạch và công nghệ xanh của khu vực tư nhân và chính phủ Hàn Quốc đều tăng lên. Bộ Kinh tế Hàn Quốc đã hợp tác với một số hãng tư nhân để cải thiện công nghệ pin, pin quang điện, nhiên liệu sinh học và sản xuất năng lượng địa nhiệt. Trong năm 2011, chính phủ Hàn Quốc hi vọng sẽ bơm thêm 1 nghìn tỉ won (tương đương 900 triệu đôla Mỹ) vào lưới điện và nguồn năng lượng sạch thế hệ kế tiếp.