-
Chiều nay, 18/5, tại Hà Nội, Bộ Công Thương và Tổ chức phát triển Công nghiệp Liên Hợp Quốc (UNIDO) đã ký văn kiện hợp tác về việc triển khai Dự án “Thúc đẩy hiệu suất năng lượng trong công nghiệp thông qua tối ưu hóa hệ thống và các tiêu chuẩn quản lý năng lượng tại Việt Nam”. Buổi lễ diễn ra với sự tham gia của Thứ trưởng Bộ Công Thương, ông Hoàng Quốc Vượng, ông Patrick J.Gilabert, Trưởng đại diện UNIDO tại Việt Nam, đại diện Văn phòng Tiết kiệm năng lượng, Bộ Công Thương.
-
Theo Thứ trưởng Bộ Công Thương Hoàng Quốc Vượng, mặc dù là nước giàu tiềm năng về năng lượng tái tạo nhưng cho đến nay sự phát triển năng lượng tái tạo vẫn chưa tương xứng với tiềm năng. Với sự hỗ trợ của WB, Thụy Sĩ trong dự án Redp tại Việt Nam, Bộ Công Thương tin tưởng dự án sẽ đóng góp quan trọng vào sự phát triển dạng năng lượng sạch này, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng, giảm thiểu biến đổi khí hậu cũng như thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội tại Việt Nam.
-
Bộ Công Thương dự báo tốc độ tăng trưởng nguồn điện của Việt Nam giai đoạn 2011-2015 sẽ khoảng 14,1 - 16%, từ 2016 - 2020 sẽ khoảng 11,3 - 11,6%. Với tốc độ tăng trưởng nguồn điện như trên, dự kiến từ năm 2011 đến năm 2020, Việt Nam cần phải đầu tư, xây dựng các nhà máy điện mới với tổng công suất khoảng trên 50 nghìn MW.
-
Theo Văn phòng Tiết kiệm năng lượng, Bộ Công Thương, tỉ lệ tiết kiệm điện giai đoạn 2006-2010 đạt khoảng 3,4% tổng mức tiêu thụ năng lượng toàn quốc, tương đương tiết kiệm khoảng 65.000 tỷ đồng. Theo tính toán của các chuyên gia, ngành điện sẽ tiết kiệm được 50 triệu USD tiền đầu tư xây dựng nguồn cung mới nếu mỗi năm tiết kiệm được 3% - 5% lượng điện tiêu dùng.
-
Bộ Công Thương đã chỉ đạo EVN không tiết giảm điện trong tháng 5/2011, đảm bảo cung ứng điện trong dịp lễ 30/4 và 1/5 cũng như thời gian bầu cử đại biểu QH, HĐND các cấp đồng thời giao EVN tính toán phương thức vận hành hệ thống điện đáp ứng nhu cầu điện ở mức cao nhất có thể trong tháng 6/2011.
-
Bộ Công Thương luôn khuyến khích việc phát triển các nguồn năng lượng mới và tái tạo. Bộ cũng đang trình Thủ tướng xem xét đề ra các chủ trương hỗ trợ phát triển các nguồn năng lượng này”. Sẽ là quá sớm để khẳng định sự “lên ngôi” của các nguồn năng lượng mới, tuy nhiên, sự thành công của một số mô hình cộng với sự “vào cuộc” của “3 nhà”: Nhà nước, nhà kinh doanh, nhà nghiên cứu, có thể nói, phát triển năng lượng tái tạo có thể là “tương lai” cho ngành năng lượng Việt Nam./.
-
Chương trình hành động tiết kiệm điện trên toàn quốc sẽ được Bộ Công Thương phối hợp với Ủy ban Trung ương mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam và Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh triển khai trong quý II/2011.Mục tiêu của chương trình là tiết giảm 10% sản lượng điện mỗi năm.
-
Bộ Công Thương khẳng định: Trước hết các địa phương phải sử dụng điện tiết kiệm, hiệu quả, EVN sẽ phải cố gắng đảm bảo đủ điện cho sản xuất và kinh doanh; sẽ chỉ tiết giảm vào giờ cao điểm. Bộ cũng sẽ ban hành hướng dẫn về tiết kiệm điện ngay trong quý 2 này.
-
Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đã chỉ đạo Bộ Công Thương sớm lấy ý kiến các bộ, ngành liên quan để trình Chính phủ xem xét, quyết định Chiến lược và Quy hoạch tổng thể phát triển các nguồn năng lượng tái tạo (NLTT) ở Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
-
2011 là năm thứ 3 liên tiếp Bộ Công Thương, Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Tổ chức quốc tế về bảo vệ thiên nhiên phát động Chiến dịch Giờ Trái đất tại Việt Nam nhằm kêu gọi người dân Việt Nam tiếp tục nỗ lực để giảm phát thải khí nhà kính, một trong những nguyên nhân chính gây nên biến đổi khí hậu.
-
Hôm nay tại Hà Nội, Bộ Công Thương đã tổ chức tổng kết Chương trình mục tiêu quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả giai đoạn 2006-2010. Sau 5 năm triển khai Chương trình đã nhận được sự tham gia, góp sức của nhiều Bộ, ngành, tổ chức chính trị - xã hội, các địa phương, các đơn vị tư vấn trên phạm vi toàn quốc và đã thu được những thành công đáng khích lệ.
-
Sáng nay, 22/03, Văn phòng Tiết kiệm Năng lượng, Bộ Công Thương đã tổ chức Lễ trao chứng nhận “Nhãn so sánh năng lượng Việt” (SSNLV) cho 3 nhà sản xuất quạt điện là Liên Hiệp, Tân Tiến S.K và Quạt Việt Nam với 99 sản phẩm đạt chuẩn 5 sao về tiết kiệm năng lượng (TKNL) áp dụng cho sản phẩm quạt điện. Với thông điệp “Càng nhiều sao – Càng tiết kiệm”, nhãn “So sánh Năng lượng Việt” cung cấp thông tin so sánh về hiệu suất năng lượng giữa các sản phẩm cùng loại, trong đó chuẩn 5 sao là sản phẩm có mức TKNL cao nhất, còn 1 sao là sản phẩm có mức TKNL thấp nhất.
-
Giải thưởng Truyền thông về tiết kiệm năng lượng năm 2010 do Văn phòng Tiết kiệm năng lượng phối hợp với Trung tâm Tiết kiệm năng lượng thành phố Hồ Chí Minh tổ chức vừa kết thúc với 23 tác phẩm đạt giải, trong đó có 02 giải nhất, 05 giải nhì, 05 giải ba và 11 giải khuyến khích. Điểm nổi bật năm nay là giải thưởng đã được nâng lên thành Giải thưởng Quốc gia với sự chủ trì của Văn phòng Tiết kiệm năng lượng (Bộ Công Thương).
-
Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải chỉ đạo Bộ Công Thương sớm hoàn thiện cơ chế trình Chính phủ ban hành quy định hỗ trợ, tạo điều kiện, khuyến khích các dự án đầu tư điện gió tại Việt Nam được thuận lợi, hiệu quả. Đầu tư điện gió ở Việt Nam còn chưa phát triển do nhiều khó khăn từ điều kiện tự nhiên, thời tiết, công nghệ và đặc biệt là suất đầu tư cao dẫn tới giá thành, giá bán điện cao. Suất vốn đầu tư điện gió thế giới cũng như ở Việt Nam còn khá cao, mức dao động lớn. Mức cao nhất là 2,77 triệu USD/MW, thấp nhất là 1,77 triệu USD/MW và trung bình là 2,2 triệu USD/MW.
-
Theo Bộ Công Thương, phiên đàm phán chính thức đầu tiên Hiệp định Liên chính phủ Việt Nam-Nhật Bản về hợp tác xây dựng Nhà máy Điện hạt nhân Ninh Thuận 2 sẽ tiến hành vào đầu tháng 3 tới, tại Hà Nội. Tại buổi làm việc Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng đề nghị phía Nhật Bản tiếp tục cung cấp ODA cho các dự án công nghiệp, đặc biệt là dự án hạ tầng cơ sở bao gồm các dự án nguồn và lưới điện…
-
Thủ tướng Chính phủ đã cho phép tăng giá bán điện 15,32% kể từ ngày 1-3-2011. Như vậy, mức tăng này thấp hơn rất nhiều so với 3 phương án đề xuất của Tập đoàn Điện lực Việt Nam và Bộ Công Thương (30,3%; 26,3% và 18%), do Thủ tướng Chính phủ đã tính kỹ đến lợi ích của cả ngành điện và người tiêu dùng.
-
Thứ trưởng Bộ Công Thương Hoàng Quốc Vượng cho biết, đây là mức tăng giá điện bình quân đã được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận, nhằm giảm thiểu các tác động của tăng giá điện lên nền kinh tế. Như vậy, từ 1.3 tới, giá điện bình quân sẽ tăng từ 1.077đ/kWh hiện nay lên 1.242đ/kWh, tương đương tăng 15,28%. Với mức tăng giá này, nhiều chi phí của EVN tiếp tục bị “treo lại” chưa phân bổ vào giá thành, tỉ suất lợi nhuận trên vốn nhà nước của EVN bằng 0 và giá than chưa tăng trong cơ cấu giá điện.
-
Theo Bộ Công Thương, năm 2011, dự báo tốc độ tăng trưởng nhu cầu điện của hệ thống điện quốc gia tiếp tục ở mức cao khoảng 16-17%. Do tình hình khô cạn nghiêm trọng năm 2010 nên tại thời điểm cuối tháng 1/2011, mực nước các hồ chứa thuỷ điện lớn trên toàn quốc ở mức rất thấp so với cùng kỳ nhiều năm.
-
Trao đổi với phóng viên Cổng TTĐT Chính phủ, ông Tạ Văn Hường, Vụ trưởng Vụ Năng lượng (Bộ Công Thương) cho rằng, giá bán điện hiện hành chưa phản ánh đúng giá trị kinh tế, còn nặng yếu tố bao cấp, chưa phản ánh kịp thời những biến động của các yếu tố đầu vào như giá nhiên liệu, tỷ giá hối đoái, cơ cấu nguồn điện.
-
So với thế giới, hiệu suất sử dụng năng lượng trong sản xuất công nghiệp của Việt Nam rất thấp: Trong các nhà máy điện đốt than, dầu chỉ đạt 28-32%, thấp hơn 10% so với các nước khác; hiệu suất của các lò hơi công nghiệp cũng chỉ đạt khoảng 60%, thấp hơn mức trung bình của thế giới 20%. Bộ Công Thương dự báo, với tốc độ sử dụng điện lãng phí như hiện nay, ngay giai đoạn 2010-2020, VN đã trở thành nước nhập khẩu và phụ thuộc vào năng lượng nhập khẩu. Do vậy, nếu giá điện tăng lên và vận hành theo giá thị trường sẽ khiến người dân hạn chế sử dụng điện và buộc các doanh nghiệp phải đầu tư máy móc, công nghệ mới, tiết kiệm năng lượng hơn.