-
Bộ Công Thương vừa trình Chính phủ Dự thảo Đề án Tiết kiệm điện giai đoạn 2011-2015. Mục tiêu giai đoạn này, Việt Nam tiết kiệm được 10% điện năng trong các lĩnh vực sản xuất, sinh hoạt và đời sống so với tổng mức tiêu thụ điện năng của giai đoạn 2011-2015. Phóng viên Bản tin TKNL đã có cuộc trao đổi với TS. Phương Hoàng Kim - Phó Vụ trưởng Vụ KHCN, Phó Chánh văn phòng TKNL về các yếu tố như công nghệ, cơ chế chính sách cho các hộ tiêu thụ lớn và nhận thức của đối tượng sử dụng điện...
-
Ðể xây dựng và hình thành thị trường NLSH các DN kiến nghị Chính phủ và Bộ Công thương khẩn trương xây dựng lộ trình lưu thông xăng E5, chậm nhất đến năm 2013, toàn bộ lượng xăng tiêu thụ trong nước là xăng E5. Việc công bố quyết định này là cơ sở để các DN kinh doanh xăng sinh học có đủ thời gian, chủ động đầu tư cải tạo hệ thống kho tàng, phương tiện vận chuyển và hệ thống phân phối đưa sản phẩm đến người tiêu dùng.
-
Bộ Công Thương, với vai trò là cơ quan quản lý nhà nước ngành Công nghiệp và Thương mại trong nhiều năm qua đã đề xuất và thực hiện nhiều chương trình/đề án nhằm thúc đẩy sản xuất và thương mại bền vững như: Chương trình mục tiêu quốc gia về Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả giai đoạn 2006- 2015, Đề án phát triển nhiên liệu sinh học giai đoạn đến năm 2015 tầm nhìn 2020, Đề án Phát triển ngành công nghiệp môi trường và Chiến lược Sản xuất sạch hơn trong công nghiệp đến năm 2015 tầm nhìn 2020.
-
Ðể thực hiện định hướng, kế hoạch sản xuất NLSH, ngày 5-1-2011, PVN đã có văn bản kiến nghị Bộ Công thương báo cáo Chính phủ sớm ban hành lộ trình bắt buộc sử dụng NLSH trên toàn quốc, đề nghị có sự tham gia của tất cả các doanh nghiệp kinh doanh, phân phối xăng, dầu trong nước, đặc biệt là Petrolimex. Từng bước nâng tỷ lệ pha chế ethanol trong xăng lên 10 % sau năm 2013 và có chính sách về xuất khẩu ethanol.
-
Trước dự báo ngành Điện sẽ khó khăn hơn năm 2010 nếu thời tiết tiếp tục nắng nóng, với tinh thần tích cực chủ động chuẩn bị ứng phó với khó khăn, mới đây Bộ Công Thương do Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng dẫn đầu đã có chương trình kiểm tra và làm việc với hai Nhà máy thủy điện Thác Bà (Yên Bái) và Nhà máy thủy điện Tuyên Quang.
-
Theo tính toán của Cục Điều tiết điện lực, trong tháng Sáu, việc cung ứng điện sẽ tiếp tục được đảm bảo. Bộ Công Thương yêu cầu Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) huy động cao các nguồn nhiệt điện than, nhiệt điện khí, kể cả các nguồn chạy dầu FO, DO nếu cần để đáp ứng đủ nhu cầu điện cho phát triển kinh tế-xã hội và đời sống nhân dân trong tháng 6/2011.
-
Chiều nay, 18/5, tại Hà Nội, Bộ Công Thương và Tổ chức phát triển Công nghiệp Liên Hợp Quốc (UNIDO) đã ký văn kiện hợp tác về việc triển khai Dự án “Thúc đẩy hiệu suất năng lượng trong công nghiệp thông qua tối ưu hóa hệ thống và các tiêu chuẩn quản lý năng lượng tại Việt Nam”. Buổi lễ diễn ra với sự tham gia của Thứ trưởng Bộ Công Thương, ông Hoàng Quốc Vượng, ông Patrick J.Gilabert, Trưởng đại diện UNIDO tại Việt Nam, đại diện Văn phòng Tiết kiệm năng lượng, Bộ Công Thương.
-
Theo Thứ trưởng Bộ Công Thương Hoàng Quốc Vượng, mặc dù là nước giàu tiềm năng về năng lượng tái tạo nhưng cho đến nay sự phát triển năng lượng tái tạo vẫn chưa tương xứng với tiềm năng. Với sự hỗ trợ của WB, Thụy Sĩ trong dự án Redp tại Việt Nam, Bộ Công Thương tin tưởng dự án sẽ đóng góp quan trọng vào sự phát triển dạng năng lượng sạch này, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng, giảm thiểu biến đổi khí hậu cũng như thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội tại Việt Nam.
-
Bộ Công Thương dự báo tốc độ tăng trưởng nguồn điện của Việt Nam giai đoạn 2011-2015 sẽ khoảng 14,1 - 16%, từ 2016 - 2020 sẽ khoảng 11,3 - 11,6%. Với tốc độ tăng trưởng nguồn điện như trên, dự kiến từ năm 2011 đến năm 2020, Việt Nam cần phải đầu tư, xây dựng các nhà máy điện mới với tổng công suất khoảng trên 50 nghìn MW.
-
Theo Văn phòng Tiết kiệm năng lượng, Bộ Công Thương, tỉ lệ tiết kiệm điện giai đoạn 2006-2010 đạt khoảng 3,4% tổng mức tiêu thụ năng lượng toàn quốc, tương đương tiết kiệm khoảng 65.000 tỷ đồng. Theo tính toán của các chuyên gia, ngành điện sẽ tiết kiệm được 50 triệu USD tiền đầu tư xây dựng nguồn cung mới nếu mỗi năm tiết kiệm được 3% - 5% lượng điện tiêu dùng.
-
Bộ Công Thương đã chỉ đạo EVN không tiết giảm điện trong tháng 5/2011, đảm bảo cung ứng điện trong dịp lễ 30/4 và 1/5 cũng như thời gian bầu cử đại biểu QH, HĐND các cấp đồng thời giao EVN tính toán phương thức vận hành hệ thống điện đáp ứng nhu cầu điện ở mức cao nhất có thể trong tháng 6/2011.
-
Bộ Công Thương luôn khuyến khích việc phát triển các nguồn năng lượng mới và tái tạo. Bộ cũng đang trình Thủ tướng xem xét đề ra các chủ trương hỗ trợ phát triển các nguồn năng lượng này”. Sẽ là quá sớm để khẳng định sự “lên ngôi” của các nguồn năng lượng mới, tuy nhiên, sự thành công của một số mô hình cộng với sự “vào cuộc” của “3 nhà”: Nhà nước, nhà kinh doanh, nhà nghiên cứu, có thể nói, phát triển năng lượng tái tạo có thể là “tương lai” cho ngành năng lượng Việt Nam./.
-
Chương trình hành động tiết kiệm điện trên toàn quốc sẽ được Bộ Công Thương phối hợp với Ủy ban Trung ương mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam và Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh triển khai trong quý II/2011.Mục tiêu của chương trình là tiết giảm 10% sản lượng điện mỗi năm.
-
Bộ Công Thương khẳng định: Trước hết các địa phương phải sử dụng điện tiết kiệm, hiệu quả, EVN sẽ phải cố gắng đảm bảo đủ điện cho sản xuất và kinh doanh; sẽ chỉ tiết giảm vào giờ cao điểm. Bộ cũng sẽ ban hành hướng dẫn về tiết kiệm điện ngay trong quý 2 này.
-
Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đã chỉ đạo Bộ Công Thương sớm lấy ý kiến các bộ, ngành liên quan để trình Chính phủ xem xét, quyết định Chiến lược và Quy hoạch tổng thể phát triển các nguồn năng lượng tái tạo (NLTT) ở Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
-
2011 là năm thứ 3 liên tiếp Bộ Công Thương, Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Tổ chức quốc tế về bảo vệ thiên nhiên phát động Chiến dịch Giờ Trái đất tại Việt Nam nhằm kêu gọi người dân Việt Nam tiếp tục nỗ lực để giảm phát thải khí nhà kính, một trong những nguyên nhân chính gây nên biến đổi khí hậu.
-
Hôm nay tại Hà Nội, Bộ Công Thương đã tổ chức tổng kết Chương trình mục tiêu quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả giai đoạn 2006-2010. Sau 5 năm triển khai Chương trình đã nhận được sự tham gia, góp sức của nhiều Bộ, ngành, tổ chức chính trị - xã hội, các địa phương, các đơn vị tư vấn trên phạm vi toàn quốc và đã thu được những thành công đáng khích lệ.
-
Sáng nay, 22/03, Văn phòng Tiết kiệm Năng lượng, Bộ Công Thương đã tổ chức Lễ trao chứng nhận “Nhãn so sánh năng lượng Việt” (SSNLV) cho 3 nhà sản xuất quạt điện là Liên Hiệp, Tân Tiến S.K và Quạt Việt Nam với 99 sản phẩm đạt chuẩn 5 sao về tiết kiệm năng lượng (TKNL) áp dụng cho sản phẩm quạt điện. Với thông điệp “Càng nhiều sao – Càng tiết kiệm”, nhãn “So sánh Năng lượng Việt” cung cấp thông tin so sánh về hiệu suất năng lượng giữa các sản phẩm cùng loại, trong đó chuẩn 5 sao là sản phẩm có mức TKNL cao nhất, còn 1 sao là sản phẩm có mức TKNL thấp nhất.
-
Giải thưởng Truyền thông về tiết kiệm năng lượng năm 2010 do Văn phòng Tiết kiệm năng lượng phối hợp với Trung tâm Tiết kiệm năng lượng thành phố Hồ Chí Minh tổ chức vừa kết thúc với 23 tác phẩm đạt giải, trong đó có 02 giải nhất, 05 giải nhì, 05 giải ba và 11 giải khuyến khích. Điểm nổi bật năm nay là giải thưởng đã được nâng lên thành Giải thưởng Quốc gia với sự chủ trì của Văn phòng Tiết kiệm năng lượng (Bộ Công Thương).
-
Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải chỉ đạo Bộ Công Thương sớm hoàn thiện cơ chế trình Chính phủ ban hành quy định hỗ trợ, tạo điều kiện, khuyến khích các dự án đầu tư điện gió tại Việt Nam được thuận lợi, hiệu quả. Đầu tư điện gió ở Việt Nam còn chưa phát triển do nhiều khó khăn từ điều kiện tự nhiên, thời tiết, công nghệ và đặc biệt là suất đầu tư cao dẫn tới giá thành, giá bán điện cao. Suất vốn đầu tư điện gió thế giới cũng như ở Việt Nam còn khá cao, mức dao động lớn. Mức cao nhất là 2,77 triệu USD/MW, thấp nhất là 1,77 triệu USD/MW và trung bình là 2,2 triệu USD/MW.