-
Toàn bộ năng lượng được sử dụng tại huyện đảo Trường Sa (tỉnh Khánh Hòa) đều là năng lượng gió và năng lượng Mặt Trời. Như vậy đến thời điểm này, Trường Sa là huyện đầu tiên trong cả nước sử dụng nguồn năng lượng sạch.
-
Anh Nguyễn Văn Lâm, chủ cơ sở sản xuất gỗ xuất khẩu ở xã Hố Nai 3, huyện Trảng Bom (Đồng Nai), vừa lắp đặt thiết bị năng lượng mặt trời đun nóng nước cung cấp cho lò hơi. Anh cho biết: “Trước đây, tôi vận hành lò hơi hoàn toàn bằng điện. Từ khi đưa vào sử dụng năng lượng mặt trời, nhiệt độ nước ban đầu đưa vào lò hơi đã là 70-75 độ C nên thời gian lò hơi đạt công suất được rút ngắn rất nhiều. So với giá điện hiện nay, mỗi tháng tôi giảm chi phí hàng triệu đồng”.
-
Trung tâm giải trí và thể thao này rộng hơn 16 nghìn m2, do DSRA Envision Architecture thiết kế. 200 tấm thủy nhiệt trên mái cùng 36 đơn vị SolarDuct của trung tâm này sẽ làm gia nhiệt hệ thống thông gió cho các nhà chức năng. Theo Heather Mac Aulay, thành viên ban điều hành CanSIA khu vực Đại Tây Dương, chính quyền khu tự trị Halifax đã làm một điều đáng biểu dương khi cho vận hành một khu liên hợp như thế này.
-
Nhóm 3 sinh viên trường ĐH Bách khoa Đà Nẵng vừa chế tạo thành công chiếc xe năng lượng mặt trời SC4 . Xe thích hợp phục vụ du lịch ở Đà Nẵng hay phố cổ Hội An. Đã có 5 doanh nghiệp ngỏ ý muốn đầu tư vào loại xe này.
-
Trong khuôn khổ chương trình của hội đồng nghiên cứu Anh RCUK, Khoa học Nano từ nghiên cứu tới ứng dụng, Hội đồng nghiên cứu kĩ thuật và khoa học EPSRC và Viện chiến lược công nghệ (TSB) đang đầu tư vào 4 dự án hợp tác nghiên cứu và phát triển đầu ngành. Các dự án này đã chỉ ra các thách thức trong việc thiết lập chuỗi cung ứng và phát triển công nghệ.
-
Những chiếc lá nhân tạo sẽ hấp thụ năng lượng mặt trời để tạo ra một nguồn năng lượng giá rẻ có hiệu năng cao vừa được các nhà khoa học Viện công nghệ Massachusetts (Mỹ) chế tạo thành công.
-
Hãng năng lượng Wysips (Pháp) vừa trình diễn công nghệ mới tại CTIA (Hội nghị công nghệ không dây), đang diễn ra tại Mỹ, cho phép các thiết bị di động sử dụng năng lượng từ mặt trời, thay cho cách sạc pin như hiện tại.
-
Nắng và gió quả là những thứ… thừa mứa ở quần đảo Trường Sa. Nhưng với việc vận hành hệ thống điện năng lượng mặt trời và gió đã biến nguồn năng lượng vô giá này thành thứ có ích cho cư dân và chiến sĩ trên quần đảo này.
-
Ban Quản lý Khu Công nghệ cao Hòa Lạc vừa tổ chức lễ trao Giấy chứng nhận đầu tư cho dự án “Nhà máy sản xuất pin năng lượng mặt trời” của Công ty cổ phần năng lượng ECO.Dự án sử dụng dây chuyền công nghệ hiện đại, đạt tiêu chuẩn quốc tế được nhập khẩu từ Đức với tổng số vốn đầu tư là 275 tỷ đồng trên diện tích đất 1,1ha tại Khu công nghiệp Hòa Lạc, Hà Nội.
-
Thùng rác tự nén sử dụng năng lượng mặt trời đang được thử nghiệm lần đầu tiên tại Anh. Với công nghệ mới này, mỗi thùng rác tự nén có sức chứa gấp 8 lần so với thùng rác bình thường cùng kích cỡ.
-
Nhằm ứng phó với tình trạng thiếu điện, mới đây điện lực Hà Nội đã đưa ra các nhóm giải pháp cụ thể thực hiện tiết kiệm điện, trong đó, đối với hộ gia đình và kinh doanh dịch vụ, yêu cầu hạn chế sử dụng các thiết bị tiêu thụ điện lớn trong thời gian cao điểm (17-22 giờ), tăng cường sử dụng thiết bị điện có hiệu suất cao như đèn compact, đèn huỳnh quang T5, T8, chấn lưu hiệu suất cao, thiết bị đun nước bằng năng lượng mặt trời, ngắt các thiết bị điện không sử dụng điện ra khỏi nguồn điện…
-
Ngày 3/3, thạc sĩ Lê Văn Bạn, Khoa Cơ khí, trường ĐH Nông Lâm TP.HCM cho biết, trường đang triển khai ấp trứng cho một số hộ dân ở tỉnh Bình Dương bằng máy ấp trứng năng lượng mặt trời
-
Ngày 1/3 đã cận kề với giá điện mới tăng lên. Người dân đã có nhiều cách ứng phó để tiết kiệm điện và giảm gánh nặng chi tiêu hàng tháng. Để dùng điện hiệu quả và tiết kiệm hơn nữa, Chị Hương Giang - Hà nội đã tắt các thiết bị công suất lớn giờ cao điểm. Lắp ngay một dàn nước nóng năng lượng mặt trời để giảm tải cho việc dùng tới 3 bình đun nước nóng tại ba tầng.
-
Một thiết kế mới được tài trợ thông qua sáng kiến của Nhà trắng để phát triển các tấm năng lượng mặt trời giá rẻ.
-
CyberSmart Africa vừa triển khai một chương trình mang tính thực tế với quy mô lớn nhằm đem ánh sáng văn hóa tới cho những trẻ em vùng nông thôn. Được tài trợ bời Cơ quan phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID), với mục đích lấy sự học làm đầu, CyberSmart áp dụng công nghệ theo hướng đơn giản hóa để chế tạo ra những chiếc bảng tương tác và các thiết bị điện tử tiết kiệm năng lượng khác.
-
Nổi bật phía mặt trên Logitech K750, hai panel tiếp nhân năng lượng mặt trời (hoặc ánh đèn mạnh) nằm đối xứng ở vị trí trên cùng. Hai tấm panel cao cấp sẽ hấp thụ rồi chuyển hóa năng lượng mặt trời tích hợp vào các cell pin bên trong thiết bị. Khi được nạp đầy, các cell pin có thể giúp Logitech K750 duy trì hoạt động bình thường trong gần 3 tháng ở điện kiện giả định tối hoàn toàn.
-
Các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông sẽ mở ra và hỗ trợ các mô hình kinh doanh mới, và phân khúc về nguồn năng lượng tái tạo - chẳng hạn sức gió và năng lượng mặt trời - sẽ thấy những đầu tư mới dưới những chính sách quy định nghiêm ngặt.
-
Những cây cầu nối liền hai bờ thường có điều kiện rất tốt để tiếp xúc với nguồn năng lượng tái sinh như ánh sáng mặt trời và gió.Đó là lý do để các nhà khoa học nghĩ đến việc thiết kế những chiếc cầu có tên gọi SolarWind để khai thác quang năng thông qua một mạng lưới tế bào năng lượng mặt trời.
-
Qua 2 năm thực hiện đề án “Sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả” đã có 10 doanh nghiệp trong tỉnh được hỗ trợ ứng dụng các giải pháp tiết kiệm năng lượng. Qua thực tế, các doanh nghiệp đã tiết kiệm được từ 15 – 20% kinh phí sử dụng năng lượng mỗi năm. Ngoài ra, ban chủ nhiệm đề án cũng đã hỗ trợ tư vấn người dân lắp đặt 50 bình nước nóng tiết kiệm bằng năng lượng mặt trời, lắp đặt một 1 hệ thống chiếu sáng bằng năng lượng mặt trời tại Sở Khoa học và Công nghệ…
-
Mới đây các chuyên gia ở Viện Bách khoa Worcester (WPI) của Mỹ, đứng đầu là Phó giáo sư xây dựng Rajib Mallick phát minh ra một kỹ thuật mới, xây dựng những tuyến đường năng lượng mặt trời để giúp cho việc giao thông đi lại thuận lợi, hạn chế tai nạn do tuyết gây ra.