-
Theo ông Nguyễn Phú Cường - vụ phó Vụ Khoa học công nghệ Bộ Công thương, thực hiện đề án phát triển nhiên liệu sinh học được Thủ tướng phê duyệt năm 2007, bộ đang soạn thảo, chuẩn bị trình Thủ tướng quy định lộ trình bắt buộc sử dụng nhiên liệu sinh học.
-
Theo kế hoạch đưa ra năm 2010, Nhật Bản sẽ xây thêm 14 nhà máy điện hạt nhân và đặt mục tiêu nâng tỷ lệ điện hạt nhân lên 53% tổng sản lượng điện vào năm 2030. Tuy nhiên, Thủ tướng Kan cho rằng sau sự cố nhà máy điện hạt nhân Fukushima số 1, kế hoạch này khó có thể thực thi và chính phủ đang điều chỉnh theo hướng duy trì tỷ lệ điện hạt nhân ở mức 30% tổng sản lượng điện.
-
Được đánh giá là nước có nguồn tài nguyên năng lượng tái tạo sạch khá dồi dào, nhưng ứng dụng công nghệ năng lượng tái tạo vẫn ở bước đầu chập chững và còn nhiều hạn chế ở Việt Nam. Theo “Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2050”, được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt từ năm 2007, mục tiêu hướng tới của các nguồn năng lượng mới và tái tạo vẫn còn ở mức khiêm tốn (đạt tỉ lệ khoảng 5% tổng năng lượng thương mại sơ cấp đến năm 2010 và 11% vào năm 2050).
-
Căn cứ Quyết định số 79/2006/QĐ - TTg ngày 14 tháng 4 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả giai đoạn 2006-2015, Ban Chỉ đạo Chương trình mục tiêu quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả đã ban hành công văn số 5059/BCĐ - TKNL ngày 8/6 về việc hướng dẫn xây dựng kế hoạch, dự kiến triển khai các nội dung năm 2012.
-
Tháng 4/2011 vừa qua, Hiệp hội Mía đường Việt Nam đã chính thức gửi văn bản số 529/HHMĐ tới Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công Thương, Bộ NNPTNT, Uỷ ban Kinh tế và Ngân sách Quốc hội về vấn đề phát điện từ bã mía. Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đã ban hành công văn 2553/VPCP – KTN giao Bộ Công Thương đưa nguồn điện phát từ bã mía của các nhà máy đuờng vào Chiến lược Quy hoạch phát triển nguồn năng lượng mới và tái tạo Việt Nam, trình Thủ tướng xem xét phê duyệt
-
Sau thảm họa tại nhà máy Fukushima (Nhật Bản), thủ tướng Đức, bà Angela Merkel tin rằng năng lượng hạt nhân sẽ không bao giờ lại có thể trở thành sự lựa chọn bền vững cho đất nước của bà. Hiện nay, bà Merkel đang dấn thân vào một kế hoạch tham vọng nhất thế giới, đó là cung cấp năng lượng cho một nền kinh tế công nghiệp hoàn toàn dựa vào các nguồn năng lượng tái tạo.
-
Ngày 16/5, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt kết quả đàm phán Hiệp định vay và các văn bản pháp lý liên quan cho Dự án “Thủy điện Trung Sơn” vay vốn Ngân hàng Thế giới (WB). Tổng mức đầu tư của dự án là 411,72 triệu USD.
-
Nga sẵn sàng gia tăng cung ứng dầu mỏ và khí đốt cho các thị trường châu Á và châu Âu để làm giảm bớt tình trạng mất cân đối giữa cung và cầu hiện nay trên thị trường năng lượng thế giới. Thủ tướng Nga Vladimir Putin đang có chuyến thăm Đan Mạch nhấn mạnh Nga nhìn nhận những diễn biến hiện nay trên thị trường năng lượng quốc tế với tinh thần trách nhiệm cao nhất.
-
Thủ tướng Úc Julia Gillard đã công bố phê chuẩn dự án trị giá 104.7 triệu đôla để đưa năng lượng mặt trời vào nhà máy sản xuất điện từ nhiên liệu hóa thạch lớn nhất của Queensland. Nhà máy điện Kogan Creek công suất 750 megawatt, sản xuất điện từ than, đặt tại phía Tây Nam Queensland sẽ tiếp nhận thêm hệ thống nhiệt mặt trời công suất 44MW vào lưới điện, đưa nó trở thành dự án lớn nhất thế giới ở dạng này.
-
Bộ Công Thương luôn khuyến khích việc phát triển các nguồn năng lượng mới và tái tạo. Bộ cũng đang trình Thủ tướng xem xét đề ra các chủ trương hỗ trợ phát triển các nguồn năng lượng này”. Sẽ là quá sớm để khẳng định sự “lên ngôi” của các nguồn năng lượng mới, tuy nhiên, sự thành công của một số mô hình cộng với sự “vào cuộc” của “3 nhà”: Nhà nước, nhà kinh doanh, nhà nghiên cứu, có thể nói, phát triển năng lượng tái tạo có thể là “tương lai” cho ngành năng lượng Việt Nam./.
-
Từ ngày 1/6/2011, giá bán điện sẽ được điều chỉnh theo cơ chế thị trường theo Quyết định số 24/2011/QĐ-TTg ngày 15/4 của Thủ tướng Chính phủ. Việc điều chỉnh giá bán điện theo cơ chế thị trường sẽ tháo gỡ được “nút thắt” về giá điện vẫn vướng mắc lâu nay. Theo Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải, việc cải cách ngành điện đã được thể hiện trong Nghị quyết Đại hội X của Đảng theo hướng cạnh tranh lành mạnh, minh bạch và hiệu quả.
-
Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đã chỉ đạo Bộ Công Thương sớm lấy ý kiến các bộ, ngành liên quan để trình Chính phủ xem xét, quyết định Chiến lược và Quy hoạch tổng thể phát triển các nguồn năng lượng tái tạo (NLTT) ở Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
-
Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 21/2011/NĐ-CP ngày 29/3/2011 Quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. Theo đó, các phương tiện, thiết bị thuộc Danh mục đều phải được tiến hành dán nhãn năng lượng trước khi đưa ra thị trường. Nghị định có hiệu lực thi hành từ ngày 15/5/2011.
-
Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải chỉ đạo Bộ Công Thương sớm hoàn thiện cơ chế trình Chính phủ ban hành quy định hỗ trợ, tạo điều kiện, khuyến khích các dự án đầu tư điện gió tại Việt Nam được thuận lợi, hiệu quả. Đầu tư điện gió ở Việt Nam còn chưa phát triển do nhiều khó khăn từ điều kiện tự nhiên, thời tiết, công nghệ và đặc biệt là suất đầu tư cao dẫn tới giá thành, giá bán điện cao. Suất vốn đầu tư điện gió thế giới cũng như ở Việt Nam còn khá cao, mức dao động lớn. Mức cao nhất là 2,77 triệu USD/MW, thấp nhất là 1,77 triệu USD/MW và trung bình là 2,2 triệu USD/MW.
-
Thủ tướng Chính phủ đã cho phép tăng giá bán điện 15,32% kể từ ngày 1-3-2011. Như vậy, mức tăng này thấp hơn rất nhiều so với 3 phương án đề xuất của Tập đoàn Điện lực Việt Nam và Bộ Công Thương (30,3%; 26,3% và 18%), do Thủ tướng Chính phủ đã tính kỹ đến lợi ích của cả ngành điện và người tiêu dùng.
-
Thứ trưởng Bộ Công Thương Hoàng Quốc Vượng cho biết, đây là mức tăng giá điện bình quân đã được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận, nhằm giảm thiểu các tác động của tăng giá điện lên nền kinh tế. Như vậy, từ 1.3 tới, giá điện bình quân sẽ tăng từ 1.077đ/kWh hiện nay lên 1.242đ/kWh, tương đương tăng 15,28%. Với mức tăng giá này, nhiều chi phí của EVN tiếp tục bị “treo lại” chưa phân bổ vào giá thành, tỉ suất lợi nhuận trên vốn nhà nước của EVN bằng 0 và giá than chưa tăng trong cơ cấu giá điện.
-
Ông Jose Socrates đã trở thành Thủ tướng đầu tiên trên thế giới sử dụng xe điện để phục vụ công tác khi sắm một chiếc Nissan Leaf "đập hộp". Hôm thứ Tư vừa qua, Thủ tướng Bồ Đào Nha đã chính thức nhận 10 chiếc Nissan Leaf bản Châu Âu với mục đích dùng trong những chuyến đi công cán. Theo kế hoạch, Thủ tướng Jose Socrates sẽ dùng xe điện (trong đó có Nissan Leaf) để đi lại xung quanh khu vực thủ đô Lisbon của Bồ Đào Nha.
-
Thủ tướng Chính phủ đã ban hành cơ chế quản lý và thực hiện Dự án thủy điện Lai Châu nhằm triển khai thực hiện dự án đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng hiệu quả. Cơ chế này áp dụng cho 2 dự án thành phần của Dự án thủy điện Lai Châu gồm: Dự án xây dựng công trình thủy điện Lai Châu do Tập đoàn Điện lực Việt Nam là chủ đầu tư; Dự án bồi thường di dân, tái định cư thủy điện Lai Châu do UBND tỉnh Lai Châu là chủ đầu tư.
-
Phát biểu tại lễ khởi công, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh ý nghĩa của công trình là “đa mục tiêu”, không chỉ cung cấp điện năng mà còn góp phần chống lũ mùa mưa, cấp nước mùa khô và góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Lai Châu nói riêng, vùng Tây Bắc và cả Việt Nam.
-
Theo chỉ đạo của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải, Bộ Công Thương cần đẩy mạnh triển khai Đề án Phát triển nhiên liệu sinh học đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2025 và sớm tổ chức nghiên cứu, đề xuất chính sách khuyến khích tiêu dùng nhiên liệu sạch, nhiên liệu sinh học (NLSH).