-
Theo đó, trong giai đoạn từ 2011-2015, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam sẽ đưa thêm 15-20 mỏ vào phát triển thương mại, tăng trữ lượng đạt 35-45 triệu tấn/năm, sản lượng khai thác dầu khí đạt 23-34 triệu tấn/năm, khí đạt 8,5-14 tỷ m3/năm….góp phần đảm bảo nhu cầu về năng lượng và an ninh năng lượng quốc gia.
-
Có nhiều nguyên nhân khiến Chính phủ nên đặt ưu tiên hàng đầu cho phát triển ngành khí như: doanh thu, kinh tế, môi trường, an ninh năng lượng, sản xuất điện… Theo báo cáo “Xây dựng khung phát triển ngành khí Việt Nam” của Ngân hàng Thế giới mới được công bố thì qui mô của ngành khí tự nhiên của Việt Nam sẽ tăng lên gấp 3 lần nếu đạt được các mục tiêu Chính phủ đề ra. Đến năm 2025, ngành khí phải đảm bảo khai thác đủ lượng tiêu thụ lên mức 24 tỷ m3/năm.
-
Ngày 10/11, Ủy ban châu Âu (EC), cơ quan hành pháp của Liên minh châu Âu (EU), công bố chiến lược an ninh năng lượng mới cho thập kỷ tới theo hướng cải thiện hiệu quả sử dụng năng lượng và giảm sự ô nhiễm phát sinh từ hoạt động này. Chiến lược năng lượng 2020 của EU kêu gọi áp dụng các biện pháp nhằm tiết kiệm năng lượng, hạn chế sử dụng những thiết bị tiêu tốn năng lượng tại các hộ gia đình và đảm bảo những nguồn cung cấp năng lượng ổn định cho toàn bộ 27 nước thành viên.
-
Nhiều khả năng Việt Nam và Kuwait thiết lập quan hệ đối tác chiến lược dựa trên nguyên tắc Kuwait giúp Việt Nam đảm bảo an ninh năng lượng, Việt Nam giúp Kuwait đảm bảo an ninh lương thực. Đó cũng là nội dung chính được bàn thảo tại Hội đàm giữa Bộ trưởng Bộ Công Thương Việt Nam Vũ Huy Hoàng và Bộ trưởng Bộ Dầu mỏ và Thông tin Kuwait, ông H.E. Sheikh Ahmad Al- Abdulla Al- Ahmad Al-sabah vào chiều 29/10 tại Hà Nội.
-
Năm 2020 Việt Nam dự kiến có hơn 3.000 kỹ sư, 600 thạc sĩ và tiến sĩ các chuyên ngành điện hạt nhân, quản lý, ứng dụng và bảo đảm an toàn an ninh năng lượng nguyên tử được đào tạo ở trong và ngoài nước.
-
Năng lượng luôn là vấn đề nóng bỏng quyết định phần lớn vận mệnh kinh tế thế giới, chi phối cục diện chính trị quốc tế. Từ cấm vận năng lượng đến chiến tranh tranh giành lợi ích về năng lượng là những biểu hiện rõ nhất về xung đột quốc tế thời hiện đại, cho thấy "an ninh năng lượng", "ngoại giao năng lượng" ngày càng đóng vai trò quan trọng.
-
Trong tình hình thiếu điện như hiện nay, để đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, ngành điện rất cần sự thông cảm, chia sẻ, tìm ra những giải pháp tiết điện của cá nhân, của các doanh nghiệp... trong cả nước.
-
Các nguồn nhiên liệu hóa thạch và nguyên liệu thô dần cạn kiệt, giá nguyên, nhiên liệu tăng... Ứng phó với tình trạng đáng lo ngại này không gì khác hơn là phát triển các nguồn năng lượng tái tạo như: năng lượng mặt trời, nhiên liệu sinh học, năng lượng từ gió, nước và từ các nguồn địa nhiệt.
-
Trong phiên thảo luận tại hội trường chiều nay (24/11) về Dự án Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả, đa số ý kiến phát biểu đều bày tỏ sự đồng tình với việc cần thiết phải ban hành Luật. Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả là một biện pháp hàng đầu bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia; đồng thời cũng là một trong những biện pháp quan trọng để bảo vệ môi trường và ứng phó với tình trạng biến đổi khí hậu đang diễn ra và ảnh hưởng nghiêm trọng, lâu dài tới sự phát triển bền vững của Việt Nam, tuy nhiên, dự luật cần phải được sửa đổi, bổ sung thì mới đảm bảo được tính thực tiễn.
-
Theo định nghĩa, năng lượng tái tạo NLTT (renewable energy) là năng lượng phát sinh từ các nguồn tài nguyên thiên nhiên như: tia nắng mặt trời, gió, mưa, thuỷ triều, nhiệt từ lòng đất và vì thế các loại năng lượng này được tái tạo một cách tự nhiên. Như vậy Năng lượng gió (NLG) là một trong các nguồn NLTT. NLG ban tặng cho hành tinh chúng ta cơ hội giảm khí thải carbon, bầu không khí trong lành và nền văn minh bền vững. NLG cũng tạo cơ hội cho các nước trên thế giới cơ hội cải thiện an ninh năng lượng và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của mỗi nước. Hiện nay người ta thích nói đến cái gọi là “an ninh năng lượng” thì NLG hoàn toàn có thể đáp ứng yêu cầu này.
-
Khái niệm ánh sáng chuẩn cho học đường là một khái niệm tương đối mới ở Việt Nam nhưng với nhiều nước trên thế giới thì vấn đề này đã được thực hiện từ 30 năm trước. Điều quan trọng để chương trình thành công là sự lưu tâm của lãnh đạo các địa phương. Chỉ nội việc trang bị những chiếc đèn kiểu mới cùng với thiết kế ánh sáng phù hợp cho hệ thống lớp học của riêng ngành Giáo dục thì không chỉ làm giảm tỷ lệ tật khúc xạ trong học sinh mà còn góp phần đảm bảo được an ninh năng lượng cho đất nước…
-
Trong khuôn khổ Chương trình mục tiêu quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả do Bộ Công Thương chủ trì, ngày 27-3 tại Hà Nội, Bộ Công Thương đã phối hợp với Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB) tổ chức Hội thảo “Luật bảo tồn và sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả” nhằm giới thiệu nội dung Dự luật, thu thập và chia sẻ ý kiến góp ý của các đại biểu tham dự, giúp Ban soạn thảo sớm hoàn chỉnh Luật sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, xây dựng nền tảng pháp lý đồng bộ thúc đẩy các hoạt động tiết kiệm năng lượng, đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia.