-
Công nghiệp sản xuất thép xây dựng và xi măng thời gian qua đã có biểu hiện mất cân đối cung – cầu và cơ cấu sản phẩm. Các dự án thép và xi măng không theo quy hoạch cũng kéo theo thiếu hụt nguồn năng lượng (điện, than) vốn đang rất khan hiếm.
-
Báo cáo Năng lượng gió toàn cầu 2010 (GWEO 2010) chỉ ra lượng gió có vai trò then chốt trong việc đáp ứng đủ nhu cầu năng lượng thế giới ngày một tăng cao và tiến tới mục tiêu giảm đáng kể lượng phát thải khí nhà kính. Theo dự tính, tới năm 2010, công suất điện từ năng lượng gió sẽ đạt 1000 GW, giúp giảm 1,5 tỉ tấn CO2 mỗi năm, chiếm 50 – 75% tổng mức độ giảm thiểu phát thải khí mà các nước công nghiệp hóa đã thông qua tại cam kết Copenhagen tới năm 2020. năm 2030, sẽ có khoảng 34 tỉ tấn CO2 được cắt giảm nhờ công suất 2300GW điện từ phong năng.
-
5300 điểm nạp điện cho ô tô đang được lắp đặt tại Michigan như một bước đi đầu tiên trong ngành công nghiệp ô tô điện trên toàn nước Mỹ. 1500 đại lý ô tô Chevolet trên khắp nước Mỹ cũng bắt đầu lắp đặt những những thiểt bị nạp điện nhằm phục vụ lượng khách hàng đang ngày càng tăng lên của xe chạy điện. Hãng General Motors cũng tuyên bố sẽ lắp đặt 350 điểm nạp điện khắp Michigan, trước mắt để phục vụ cho nhân viên của hãng.
-
Với lợi ích to lớn góp phần tiết kiệm tài nguyên, đặc biệt là đất nông nghiệp, giảm thiểu khí phát thải gây ô nhiễm môi trường, giảm chi phí xử lý phế thải của các ngành công nghiệp, tiết kiệm nhiên liệu than, đem lại hiệu quả kinh tế chung cho toàn xã hội, vật liệu xây không nung đã được phát triển ở nhiều nước trên thế giới từ lâu.
-
Sản xuất sạch hơn (SXSH) trong công nghiệp là một trong những chiến lược quốc gia quan trọng, nhằm giúp Nhà nước giảm gánh nặng về quản lý môi trường, ngăn ngừa ô nhiễm; giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí, bảo toàn nguyên liệu và năng lượng. Doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất ở ĐBSCL đang dần “làm quen” với phương pháp này.
-
Trung tâm dự án nghiên cứu chế tạo xe hơi chạy bằng nước lã ở tỉnh Kanagawa, cách thủ đô Tokyo khoảng 50km. Chính phủ Nhật Bản và các công ty chế tạo xe hơi đã đầu tư 250 triệu USD cho dự án này. Trên thực tế, đây là loại ô tô chạy bằng điện. Dòng điện được tạo ra trực tiếp từ phản ứng hóa học giữa các nguyên tử khí hydro với khí oxy trong không khí để tạo thành nước. Trước đó, khí hydro đã được điều chế ở qui mô công nghiệp từ nước lã tại nhà máy.
-
Ông Sejji, Chủ tịch tổ chức NEDO cho biết, dự án “Xây dựng hệ thống xử lý chất thải công nghiệp sản xuất điện năng” sẽ tập trung đầu tư xây dựng lò đốt chất thải có công nghệ tiên tiến của Nhật Bản với công suất 75 tấn rác thải/ngày; hệ thống xử lý khí thải; hệ thống thu hồi nhiệt để chạy máy phát điện công suất 1,2MW.
-
Tập đoàn Hitachi của Nhật và nhà sản xuất pin ôtô điện Johnson Controls của Mỹ ngày 18/10 thông báo họ sẽ hợp tác với nhau trong ngành công nghiệp lưu trữ năng lượng tiên tiến, trong đó có việc sản xuất pin lithium-ion cho các phương tiện giao thông chạy điện.
-
Thị trường phong điện Trung Quốc đang chiếm ưu thế hơn Mỹ nhờ khung chính sách hỗ trợ rõ ràng, Steve Sawyer, Tổng thư ký Ủy ban năng lượng gió toàn cầu (Global Wind Energy Council - GWEC) cho biết.Theo bản báo cáo mới nhất của GWEC, năm 2009, Trung Quốc xếp thứ hai trong việc phát triển nguồn phong điện và là nhà khách hàng mua công nghệ gió lớn nhất thế giới.
-
Ngày 15/10, Tập đoàn GE (Mỹ) đã chính thức đưa vào hoạt động Nhà máy sản xuất máy tuabin gió phát điện đầu tiên tại Việt Nam (thuộc Công ty GE Energy) sau gần một năm ruỡi xây dựng tại Khu công nghiệp Nomura-Hải Phòng.
-
Tại một cuộc họp báo diễn ra tại Bắc Kinh vào thứ 5 tuần qua, ông Zhang Laiwu, phó bộ trưởng bộ khoa học và công nghệ đã phát biểu rằng chính bởi sự phát triển từ sớm của loại phương tiện xanh này tại Trung Quốc mà kiểu dáng, mẫu mã công nghiệp của chúng đã từng là độc nhất trên thế giới.
-
Sáng nay 29/9, khóa đào tạo về tiết kiệm năng lượng cho các học viên Việt Nam do Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản (METI) tài trợ đã chính thức khai mạc tại Trung tâm đào tạo của AOTS (Association for Overseas Technical Scholarship) - Yokohama Kenshu Center. Khóa đào tạo gồm 25 học viên là chuyên gia năng lượng của các trung tâm tiết kiệm năng lượng, các sở Công Thương của thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng, Cần Thơ, Phú Yên, Tiền Giang, Hải Phòng… đại diện Bộ Công Thương, Bộ Giao thông Vận tải và Tập đoàn Điện lực Việt Nam.
-
Phần Lan là một trong những quốc gia hàng đầu về lĩnh vực công nghệ sạch, đặc biệt là công nghệ xử lý nước thải và công nghiệp tái tạo năng lượng. Không những vậy, quốc gia này còn được biết đến với lĩnh vực phát triển đô thị và nông thôn bền vững, các giải pháp kiểm soát và đo lường môi trường toàn diện, kiểm soát ô nhiễm không khí và tiết kiệm nguồn nước.
-
Một nhà máy điện mặt trời siêu loại chẳng bao lâu nữa sẽ được xây dựng trên cát của sa mạc Sahara. Tháng 7-2009, một nhóm nhà công nghiệp đã ký một dự án mang tên Desertec, nhằm thu năng lượng mặt trời của Sahara tại Ả Rập Saoudite, và cung cấp điện cho Âu châu, Bắc Phi, Trung Đông.
-
Từ năm 2008, CT MTQG về Sử dụng năng lượng TK & HQ đã hỗ trợ các doanh nghiệp trọng điểm thuộc ngành công nghiệp luyện kim địa phương thực hiện sử dụng năng lượng TK & HQ. Qua 2 năm triển khai nhiệm vụ đã có 7 doanh nghiệp sản xuất thép được chọn để tiến hành kiểm toán năng lượng, tư vẫn và hỗ trợ thực hiện các giải pháp tiết kiệm năng lượng.
-
Đầu tháng 9 vừa qua, tại Đồng tháp đại diện Trung tấm Khuyến công & Tư vấn phát triển công nghiệp đã báo cáo và thảo luận kết quả kiểm toán năng lượng cho doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Đây là chương trình thực hiện chính sách năng lượng Quốc gia vừa được Bộ Công Thương hỗ trợ ở một số tỉnh, thành phố phía Nam (gọi tắt là ANEP 2).
-
Trong 2 ngày, các học viên đã được trang bị những kiến thức cơ bản về: Hệ thống quản lý năng lượng; thiết kế hệ thống chiếu sáng tiết kiệm và hiệu quả; lò hơi và các phương pháp tiết kiệm năng lượng; các cơ chế hỗ trợ và các giải pháp tiết kiệm năng lượng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh để tạo ra các sản phẩm hàng hoá thuộc các lĩnh vực công nghiệp, xây dựng, chế biến, dịch vụ có chất lượng cao, đảm bảo sức cạnh tranh trên thị trường trong nước, khu vực và quốc tế.
-
Chủ tịch Oilfox S.A Jorge Kaloustian đánh giá diesel sinh học chiết xuất từ tảo được coi như một sự lựa chọn hiệu quả để thay thế việc sản xuất từ dầu đậu tương và các loại dầu thực vật khác bởi vì không cần sử dụng đất nông nghiệp và tính năng khử đioxít cácbon thải ra từ các nhà máy công nghiệp.
-
Bỏ ra 40 triệu đồng và hơn sáu tháng nghiên cứu, Lê Từ Nhân, sinh viên khoa mỹ thuật công nghiệp, trường đại học Văn Lang TP.HCM đã hoàn thành đồ án tốt nghiệp xe điện Bubble K dành cho trẻ em với số điểm cao nhất khoa.
-
Sắp tới ngày 17/9/2010 Văn phòng Tiết kiệm năng lượng (TKNL), Bộ Công Thương sẽ phối hợp với Trung tâm tư vấn và phát triển công nghiệp trực thuộc Sở Công Thương Thừa Thiên Huế tổ chức Hội nghị các Trung tâm TKNL Việt Nam lần thứ 3. Dự kiến hội nghị sẽ có sự tham gia của khoảng 150 đại biểu đến từ Trung ương và địa phương bao gồm đại diện Bộ Công Thương, Đại diện lãnh đạo và chuyên viên các Trung TKNL trên toàn quốc cùng với đó là sự tham dự của các doanh nghiệp lớn trên địa bàn Thành phố Huế.