-
Trong chuyến viếng thăm và làm việc tại Việt Nam, Bộ trưởng Thương mại bang Queensland (Australia) Stephen Robertson đã tiếp xúc, làm việc với đại diện các cơ quan chính phủ và những công ty Việt Nam.
Ông Robertson nhận định: "Việt Nam đang được xem là một trong những nền kinh tế tăng trưởng mạnh trong khu vực Đông Nam Á. Điều này góp phần tạo ra cơ hội toàn cầu cho các công ty trong nhiều lĩnh vực. Đây là thời điểm thích hợp để đầu tư vào Việt Nam".
-
Một nhóm các nhà khoa học thuộc Hội đồng bảo vệ tài nguyên thiên nhiên (NRDC) đã đến thăm Thượng Hải để đàm phán về việc hợp tác chuyển đổi một nhà máy hợp kim sắt thép cũ thành “khu phát triển năng lượng sạch”. Địa điểm này nằm trong 12 khu công nghiệp Trung Quốc đang có kế hoạch cải tạo thành khu phát triển năng lượng sạch.
-
Hiệp hội Hydro Châu Âu (EHA) và Hội liên hiệp các vùng lãnh thổ Châu Âu và các khu vực tự trị về hydro và fuel cell (HyRaMP) đã kêu gọi thúc đẩy sự hợp tác từ chính quyền các quốc gia và địa phương Châu Âu trong việc xây dựng một cơ sở hạ tầng bền vững cho nguồn nhiên liệu Hydro ở Châu Âu.
-
Thủ tướng Anh David Cameron và Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy đã ký hai hiệp định, một về hợp tác quốc phòng, một về hợp tác hạt nhân giữa hai nước. Hai văn kiện này, được giới quân sự, các chuyên gia và giới báo chí đánh giá là lịch sử, sẽ giúp hai quốc gia hùng mạnh nhất châu Âu về quân sự tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực từ thử vũ khí hạt nhân đến khả năng điều quân chung.
-
Tập đoàn năng lượng E.ON của Đức hợp tác với Tập đoàn công nghệ Siemen trong tháng 10 vừa qua đã đưa vào khai thác công viên năng lượng gió Redzand-2.
-
Tổng thống Nga Dmitry Medvedev đã đến Hà Nội hôm 30/10 để tham dự Hội nghị cấp cao Đông Á 17. “Trong số các thỏa thuận quan trọng nhất được ký kết giữa hai bên có một thỏa thuận liên chính phủ về việc hợp tác xây dựng một nhà máy điện hạt nhân ở Việt Nam”, ông Sergei Prikhodko phát biểu trước thềm chuyến bay sang Việt Nam của Tổng thống Medvedev.
-
Thông tấn nhà nước Arab cho biết chính phủ nước này đã phê duyệt kế hoạch hợp tác hạt nhân dân sự với Nga. Arab Saudi là nước sản xuất dầu lớn nhất thế giới, gia nhập Hội đồng hợp tác các quốc gia vùng Vịnh (CCASG) bao gồm Kuwait, Qatar và UAE trong việc tìm kiếm năng lượng hạt nhân dân sự.
-
Tại Mỹ, các tòa nhà tiêu thụ gần 40% năng lượng. Trong khi đó, tốc độ đô thị hóa đáng kinh ngạc ở Trung Quốc hiện nay đang chiếm gần 1 nửa không gian nhà ở được xây mỗi năm.
-
"Mở rộng hợp tác năng lượng trong điều kiện gia tăng cạnh tranh toàn cầu" là đề tài chính trong Tuần lễ Năng lượng quốc tế, khai mạc tại Mátxcơva, Nga ngày 25/10.
-
Nước Anh đã tổ chức cuộc triển lãm những chiếc xe thân thiện với môi trường tại London trong khuôn khổ hợp tác với quỹ HRH của Thái tử Charles. Mục đích của cuộc triển lãm là đưa những những phương tiện giao thông thân thiện với môi trường trở nên quen thuộc với mọi người vì một tương lai xanh.
-
Điện hạt nhân, đất hiếm là hai lĩnh vực được cựu Thủ tướng Nhật Bản Yukio Hatoyama đề nghị mở rộng hợp tác với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vào chiều 25/10, tại Hà Nội. Đây cũng là nội dung được cựu Thủ tướng và đoàn nghị sĩ Quốc hội Nhật Bản đề cập trong một loạt chuyến thăm, làm việc với Bộ Công Thương, Bộ Khoa học & Công nghệ… của Việt Nam.
-
Tập đoàn Hitachi của Nhật và nhà sản xuất pin ôtô điện Johnson Controls của Mỹ ngày 18/10 thông báo họ sẽ hợp tác với nhau trong ngành công nghiệp lưu trữ năng lượng tiên tiến, trong đó có việc sản xuất pin lithium-ion cho các phương tiện giao thông chạy điện.
-
Các thiết bị công nghệ thông tin và truyền thông tiêu thụ khoảng 8% điện năng của EU và thải ra khoảng 4% CO2 mỗi năm. Theo Trung tâm hợp tác nghiên cứu của Hội đồng Châu Âu, con số này có thể tăng lên gấp đôi tới năm 2020. Nhằm góp phần ngăn chặn thảm họa này, các công ty sẽ cam kết tuân thủ theo bộ quy tắc hành xử nhất định.
-
Được thiết kế tại Viện Công nghệ Tokyo và điều chỉnh bởi các nhà nghiên cứu thuộc MERSTech hợp tác với văn phòng nghiên cứu hải quân ở Tokyo, Hệ thống phục hồi năng lượng từ trường Switch (MERS) khai thác và tái chế năng lượng còn sót lại từ tính được tạo nên từ các thiết bị hiện hành. Bằng cách có thêm thiết bị có khả năng kiểm soát dòng điện, các bóng đèn điện giờ đây có thể phát huy hết hiệu quả chiếu sáng. Việc thực hiện những thử nghiệm mới sẽ hoàn thành vào tháng 10.
-
Không chỉ chủ động thực hiện TKNL bằng cách ban hành thành văn bản quy định việc sử dụng năng lượng đối với từng phòng ban, cán bộ, nhân viên tòa nhà, hiện nay Sở Công thương Bình Dương còn hợp tác với các đơn vị tư vấn bên ngoài tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện các giải pháp TKNL nhằm đạt được chỉ tiêu tiết giảm năng lượng cao nhất.
-
Việt Nam – Liên bang Nga tiếp tục hợp tác chặt chẽ, hiệu quả trong lĩnh vực năng lượng, dầu khí là lĩnh vực được ưu tiên phát triển bởi mang tính chiến lược, tin từ Vụ Hợp tác Quốc tế - Bộ Công Thương. Tại khóa họp Liên chính phủ Việt Nam – Nga được tổ chức vào trung tuần tháng Chín, Bộ trưởng Bộ Công Thương Việt Nam Vũ Huy Hoàng và Bộ trưởng Bộ Công Thương Nga V.Khơ-ri-xten-cô đã chính thức ký kết Lộ trình thực hiện các dự án hợp tác Việt – Nga trong lĩnh vực năng lượng (Lộ trình hợp tác năng lượng).
-
Phần Lan là một trong những quốc gia hàng đầu về lĩnh vực công nghệ sạch, đặc biệt là công nghệ xử lý nước thải và công nghiệp tái tạo năng lượng. Không những vậy, quốc gia này còn được biết đến với lĩnh vực phát triển đô thị và nông thôn bền vững, các giải pháp kiểm soát và đo lường môi trường toàn diện, kiểm soát ô nhiễm không khí và tiết kiệm nguồn nước.
-
Chúng ta đều biết đèn LED dẫn đầu về hiệu quả của việc chiếu sáng. Trong những điều kiện cụ thể, liệu đèn LED có thể đem đến hiệu quả lớn hơn? Các nhà nghiên cứu thuộc đại học Kyoto đã hợp tác với Công ty Stanley Electric để tìm ra cách tăng cường độ phát sáng của tấm bán dẫn silicon trong đèn LED thêm vài lần nữa.
-
Với chính sách năng lượng toàn cầu, Nga đã giành phần thắng để trở thành nước hợp tác với Việt Nam xây dựng nhà máy điện hạt nhân đầu tiên ở Ninh Thuận, dự kiến khởi công vào năm 2014. Ông Andrey G.Kovtun Đại sứ Nga tại Việt Nam khẳng định: “Chính phủ Nga và Tập đoàn Rosatom sẽ nỗ lực hết sức để triển khai Dự án Điện Hạt nhân Ninh Thuận đúng mục tiêu, lộ trình của Chính phủ Việt Nam”.
-
Phát triển ngành năng lượng sạch thời kỳ hậu khủng hoảng, cần quan sát ở góc độ vĩ mô quá trình tái thiết lập trật tự kinh tế thế giới và sự vươn lên mạnh mẽ của Trung Quốc.