-
Anhydride Sulfur và ôxít Nitơ được hình thành thông qua phản ứng hóa học của những phần tử gây ô nhiễm trong bầu khí quyển và trong tầng ôzôn. Đây là hai loại khí gây ra các bệnh về đường đường hô hấp và chết yểu.
-
Vấn nạn trái đất nóng lên đang ngày càng khiến dư luận bức xúc, buộc các nhà lãnh đạo trên thế giới vào cuộc tích cực hơn nhằm cứu lấy hành tinh chung. Trung Quốc, nước đứng đầu thế giới về khí thải và tiêu thụ nhiên liệu cũng không còn có thể khoanh tay đứng ngoài cuộc.
-
Theo tính toán của Trung tâm Tiết kiệm năng lượng (TT TKNL) TPHCM, cứ giảm được 1 kWh điện, chúng ta giảm được 0,5674 kg CO2 thải ra môi trường. Tương tự, nếu bớt sử dụng 1 lít dầu, chúng ta sẽ giảm được 3,2 kg CO2 là loại khí thải gây hiệu ứng nhà kính, làm trái đất nóng lên và khí hậu biến đổi.
-
Rất nhiều người cho rằng than sạch không phải là giải pháp làm giảm lượng khí thải cacbon hay tăng nguồn cung năng lượng. Thực tế, kể từ khi tổng thống Obama quyết định dành 2,4 tỷ đô la “để đưa thế giới đến với công nghệ CCS (hấp thụ và lưu trữ cacbon)”, những cuộc tranh luận đã nảy sinh xung quanh tính hợp pháp của nó như một giải pháp sản xuất năng lượng và giảm khí thải cacbon thực thụ.
-
Một nhóm nhà khoa học làm việc tại Phòng thí nghiệm quốc gia Sandia, Mỹ đang tập trung nghiên cứu các bước cơ bản để tạo ra nhiên liệu tổng hợp lỏng với sự trợ giúp của các tấm pin mặt trời. Mục đích của quá trình này là giảm đáng kể lượng khí thải CO2.
-
Một vài loại vi khuẩn có thể phân hủy dầu. Liệu những vi khuẩn này có thể giúp các công ty thay đổi phương pháp khai thác năng lượng từ dầu trong khi vẫn giảm được lượng khí thải CO2 trong quá trình đốt dầu và xăng hay không? Việc này là hoàn toàn khả thi, theo Steve Larter.
-
Tại Nhà máy gạch Tiêu Giao và Hoành Bồ, những sáng kiến cải tiến hệ thống nung đốt từ việc sử dụng than cám sang sử dụng dầu FO tại lò nung tuy-nen, thu hồi nhiệt khí thải lò nung tuy-nen, cơ giới hóa công đoạn vận chuyển sản phẩm, cải tiến hệ thống quạt gió, quạt làm nguội... từng bước tăng năng suất lao động, hiệu suất chạy máy, giảm thiểu tiêu hao nhiên liệu, ổn định chất lượng sản phẩm.
-
Tổng thống Mỹ Barack Obama vừa đệ trình lên Thượng viện một dự luật về năng lượng nhằm cắt giảm lượng khí thải cácbon ra môi trường. Động thái này diễn ra ngay trước cuộc họp quan trọng với các thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa nhằm dẹp bỏ những trở ngại đối với dự luật này.
-
Việc đầu tư xây dựng và đưa vào vận hành thành công mô hình xử lý khí thải lò tái chế kim loại màu tại làng nghề đúc đồng Đại Bái, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh vào cuối tháng 5/2010 cho thấy hiệu quả tích cực, giải quyết bức xúc về tình trạng ô nhiễm môi trường
-
Các nền kinh tế thành viên Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) đã nhất trí triển khai dự án chung nhằm xây dựng các thành phố kiểu mẫu có lượng khí thải cácbon thấp thông qua việc sử dụng một cách có điều phối các công nghệ tiết kiệm năng lượng và tăng cường sử dụng năng lượng hạt nhân.
-
Trong bốn năm tới NMEEE sẽ giúp Ấn Độ đạt mục tiêu giảm 98,55 triệu tấn khí thải/năm bằng cách khởi động thị trường đầu tiên về buôn bán hạn ngạch khí thải, trị giá 740 tỷ rupi (hơn 16 tỷ USD), để thúc đẩy sử dụng tiết kiệm và hiệu quả các nguồn năng lượng.
-
Tính đến năm 2009, cả nước đã có 97 dây chuyền sản xuất xi măng đi vào hoạt động, với tổng công suất thiết kế là 57,4 triệu tấn. Năm 2010, dự kiến có thêm 13 dây chuyền hoàn thành, nâng công suất lên 11,7 triệu tấn. Đến năm 2011, có thêm 12 dây chuyền mới đi vào hoạt động, công suất dự kiến tăng thêm 9,36 triệu tấn.
-
Cacbon dioxit (CO2), thành phần chính của khí thải từ những hoạt động sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, giao thông, là một trong những chất khí gây ra hiệu ứng nhà kính. Tuy vậy, cacbon dioxit cũng có rất nhiều ứng dụng trong công nghệ thực phẩm, giải khát, tách chiết các hợp chất hữu cơ.
-
Với biện pháp thay thế thay toàn bộ lượng bóng đèn trên bằng bóng compact 9W cho độ sáng tương đương, khách sạn đã tiết kiệm được 60% điện năng tiêu thụ so với bóng sợi đốt. Giải pháp này chi phí đầu tư thấp, chỉ khoảng 2 triệu đồng, mỗi năm tiết kiệm được khoảng 2,5 triệu đồng tương đương giảm khí thải nhà kính trên 1,1 tấn GHG/năm.
-
Hai mẫu xe buýt này là Aero Queen và Aero Ace, sẽ được tung ra thị trường vào ngày 1/9 tới. Hai mẫu xe này có một thiết bị có thể loại bỏ các chất như là nitrogen oxide từ khí thải trước khi nó thải ra ngoài môi trường và một động cơ tiết kiệm nhiên liệu mà Mitsubishi Fuso và công ty mẹ Daimler AG cùng sản xuất.
-
Đến năm 2012, những chiếc taxi chạy bằng nhiên liệu hydro và điện sẽ lăn bánh trên đường phố Lodon, Anh, thay thế những mẫu xe chạy bằng xăng truyền thống. Đây là một phần trong kế hoạch giảm hoàn toàn lượng khí thải từ loại phương tiện phổ biến nhất tại thành phố này.
-
Bộ trưởng Công nghiệp Morocco Ahmed Chami ngày 4/6 cho biết nhà máy của Renault đặt tại Tangiers của nước này sẽ giảm được 98% lượng khí thải carbon dioxide và trở thành nhà máy đầu tiên trên thế giới sử dụng năng lượng tái sinh.
-
Vừa qua, trong khuôn khổ của Chương trình mục tiêu quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, Công ty TNHH ABB Thụy Sỹ đã phối hợp với Văn phòng Tiết kiệm Năng lượng - Bộ Công Thương tổ chức Hội thảo về việc xây dựng một nhà máy thu hồi nhiệt thải trong ngành sản xuất Xi măng. Công ty ABB giới thiệu một mô hình nhà máy nhỏ tận dụng nguồn nhiệt thừa thải ra trong quá trình sản xuất xi măng. Khi lắp đặt hệ thống này trong nhà máy xi măng có thể tiết kiệm 20% chi phí điện năng hàng năm và giảm đáng kể khí CO2 thải ra ngoài môi trường.
-
Thúc đẩy sự tiến bộ của toàn bộ ngành hàng không châu Âu là mục tiêu của dự án “Clean Sky” (“Bầu trời sạch”), một dự án có kinh phí 1,6 tỉ euro, với sự tham gia của 86 đơn vị đến từ 16 nước thành viên EU. Đến năm 2020, khí thải CO2 và tiếng ồn sẽ được giảm 50%, lượng oxit nitơ sẽ giảm 80%.
-
Chính quyền thành phố Tokyo (Nhật Bản) đã chính thức phát động kế hoạch cắt giảm khí thải CO2 (điôxít cácbon) ở các cao ốc văn phòng và các nhà máy.