-
Nhóm các nhà nghiên cứu tại Đại học Khoa học ứng dụng Offenburg (Đức) đã lập kỷ lục mới đối với xe hơi điện. Với một lần sạc đầy pin, chiếc xe này đã đi được 1.631,5 km liên tục trong 36 giờ 12 phút.
-
Các nhà khoa học thuộc chi nhánh của trường Đại học Nottingham ở tỉnh Ningbo (Trung Quốc) đã tạo ra một loại vật liệu mới có khả năng điều hòa nhiệt độ, giúp tiết kiệm tới 35% năng lượng.
-
Các nhà khoa học tại Viện Cơ khí động lực, Đại học Bách khoa Hà Nội vừa công bố kết quả thử nghiệm chất phụ gia có thể giúp tiết kiệm đến 10% nhiên liệu mà không gây tác hại nào đối với động cơ.
-
Các nhà khoa học nghiên cứu thuộc trường Đại học East Anglia, York, Nottingham và Manchester đang tiến hành phát triển pin mặt trời nano, sử dụng năng lượng ánh sáng mặt trời để tạo ra nhiên liệu xanh và các hóa chất cho ngành công nghiệp, cố gắng giải quyết khủng hoảng năng lượng lớn đang diễn ra trên toàn thế giới.
-
Các nhà khoa học Việt Nam vừa hoàn thiện quy trình sản xuất nhiên liệu biodiesel chiết xuất từ dầu rán phế thải hữu ích cho ngành năng lượng
-
“Sáng tạo tiết kiệm năng lượng năm 2011” là sân chơi mới do Trung tâm Phát triển khoa học và công nghệ trẻ Thành đoàn TP.HCM tổ chức.
-
PGS.TS Phạm Văn Nho, Khoa Vật lý, Đại học khoa học tự nhiên Hà Nội vừa nghiên cứu thành công loại dung dịch “xanh” mà khi xịt lên kính tại các nhà cao tầng sẽ làm giảm nhiệt độ nhà kính tiết kiệm điện. Sau khi dung dịch này được xịt lên kính với thời gian khoảng 5 giây dung dịch sẽ tự khô và tạo nên một màng mỏng kết dính có màu trong suốt. Dưới ánh nắng mặt trời màng mỏng sẽ hấp thụ nhiệt độ ít hơn làm không khí trong nhà luôn mát mẻ.
-
Điện năng sử dụng cho mục đích chiếu sáng chiếm tỉ trọng khá lớn trong cơ cấu tiêu thụ điện ở nước ta. Đó là lý do vì sao từ nhiều năm qua, các kỹ sư của TT Công nghệ năng lượng và Vật liệu mới thuộc Viện Khoa học Năng lượng đã miệt mài cùng các nhà khoa học của Viện Khoa học Năng lượng nghiên cứu mô hình thiết bị nguồn điều chỉnh quang thông tự động.
-
Theo tiến sỹ Moeller, một chuyên gia hóa học tại khoa Khoa học nghệ thuật, trường Đại học Washington , St.Louis, ý tưởng này rất đơn giản tuy nhiên lại hàm chứa ý nghĩa to lớn. Tất cả những gì cần làm là sử dụng pin quang điện (năng lượng sạch) để cung cấp điện cho các phản ứng điện hóa (hóa học sạch).
-
Nếu như các phương pháp hiện có chỉ cho phép biến nguồn địa nhiệt thành điện bằng cách sục nước xuống tầng đá ngầm sâu hàng trăm mét dưới lòng đất, rồi dùng nước nóng để chạy turbine phát điện thì hệ thống khai thác địa nhiệt bằng khí CO2 (CPG) do các nhà khoa học Martin Saar và sinh viên tốt nghiệp Jimmy Randolph tạo ra lại không dùng nước mà dùng khí CO2 với vai trò chất dẫn nhiệt.
-
Theo ông Nguyễn Phú Cường - vụ phó Vụ Khoa học công nghệ Bộ Công thương, thực hiện đề án phát triển nhiên liệu sinh học được Thủ tướng phê duyệt năm 2007, bộ đang soạn thảo, chuẩn bị trình Thủ tướng quy định lộ trình bắt buộc sử dụng nhiên liệu sinh học.
-
Từ ngày 13-16/10/2011 tại TP.HCM sẽ diễn ra Hội chợ triển lãm sản phẩm hiệu quả năng lượng và năng lượng tái tạo lần III năm 2011 (ENCON Expo 2011). Hội chợ được phối hợp tổ chức bởi Văn phòng Tiết kiệm năng lượng (TKNL) - Bộ Công Thương, Bộ Khoa học và Công nghệ, Trung tâm TKNL TP.HCM.
-
Các nhà khoa học tại phòng thí nghiệm Vật liệu Khoa học và Công nghệ Liên bang Thụy Sĩ Empa vừa có một bước tiến lớn trong việc tăng hiệu suất chuyển đổi của các tấm pin mặt trời linh hoạt chế tạo trên cơ sở hệ vật liệu Cu, In, Ga, Se (CIGS) lên mức kỷ lục mới: 18,7%- một sự cải thiện đáng kể so với kỷ lục 17,6% được lập vào tháng 6/2000 cũng bởi nhóm nghiên cứu này.
-
Nhằm xây dựng chiến lược tiết kiệm tài nguyên, năng lượng trong sản xuất , Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Vĩnh Long đã phối hợp với Viện Công nghệ hóa học Việt Nam triển khai thí điểm mô hình áp dụng sản xuất sạch hơn, tiết kiệm năng lượng trong 2 lĩnh vực chế biến thức ăn thủy sản và chế biến thủy sản. Hai doanh nghiệp được lựa chọn triển khai thí điểm là Công ty TNHH Biofeed và Công ty TNHH Hùng Vương Vĩnh Long.
-
GS-TS Nguyễn Đức Nghĩa, Viện Hóa học thuộc Viện Khoa học - Công nghệ Việt Nam, vừa cho biết viện đã chế tạo thành công pin mặt trời có cách thức hoạt động bằng nguyên tắc quang hợp của lá cây và được tạm gọi là pin “lá cây”.
-
Sáng nay, ngày 25/5, Lễ khai mạc ENTECH HANOI 2011 đã được tổ chức tại Nhà A1, Trung tâm Hội chợ triển lãm Việt Nam với sự tham dự của lãnh đạo Bộ Công Thương, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Giao thông vận tải, đại diện lãnh đạo UBND Thành phố Hà Nội, Sở Môi trường và cây xanh thành phố Busan, Hàn Quốc, đại diện các sở, ban, ngành; đại diện các cơ quan truyền thông cùng nhiều doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực tiết kiệm năng lượng.
-
Các nhà khoa học Nhật Bản đã có một phát hiện tình cờ mà họ hy vọng sẽ trở thành một cuộc cách mạng truyền dẫn năng lượng hiệu quả: Rượu vang đỏ giúp tạo ra chất siêu dẫn. Họ cũng dự định công bố phát hiện đáng kinh ngạc này vào cuối năm nay, nhân dịp kỷ niệm 100 năm khám phá ra hiện tượng siêu dẫn, cho phép truyền dẫn điện không hao hụt qua những vật chất nhất định.
-
Các nhà khoa học của Trường ĐH Standford (Mỹ) đã phát minh một loại pin mới có thể tận dụng nguồn năng lượng hóa học từ các cửa sông để tạo ra nguồn điện năng lớn.Quá trình tạo ra điện năng của pin cũng có thể được đảo ngược để loại bỏ muối từ nước biển nhằm sản xuất nước uống.
-
Các nhà khoa học Hàn Quốc đã phát triển công nghệ cho phép biến âm thanh thành điện năng, từ đó có thể sạc pin điện thoại di động bằng lời nói của người sử dụng.Công nghệ này sử dụng những dây ôxít kẽm siêu nhỏ được kẹp giữa hai điện cực. Một miếng đệm hấp thu âm thanh ở bên trên thiết bị sẽ dao động khi sóng âm thanh chạm vào khiến những sợi dây ôxít kẽm bị ép và thả lỏng liên tục. Chuyển động này sẽ tạo ra dòng điện và sau đó được dùng để sạc pin.
-
Các nhà khoa học Nga đã chế tạo thành công một loại hợp kim mới cho phép kéo dài tuổi thọ của các lò phản ứng hạt nhân lên tới 100 năm.Loại hợp kim mới được tạo ra từ một thí nghiệm thực hiện tại nhà máy Ijora với khối lượng thu được là 250 tấn. Nga sẽ bắt đầu đưa vào sử dụng loại hợp kim này sau khi hoàn tất việc xây dựng nhà máy điện hạt nhân Baltique tại vùng Kaliningrad. Với tổng công suất đạt 2.300 MW, hai lò phản ứng hạt nhân của nhà máy sẽ lần lượt được đưa vào sử dụng vào năm 2016 và 2018.