-
Giai đoạn 1 khí LNG sẽ được nhập về thông qua kho nổi chứa và tái hóa khí (FSRU – Floating Storage Regasification Unit) từ 2012 đến 2015 với khối lượng dự kiến tới 1 triệu tấn LNG/tấn. Giai đoạn 2, khí sẽ được nhập thông qua hệ thống kho cảng trên bờ (land based terminal) vào năm 2015 cho hợp đồng nhập khí dài hạn có thể đến 20 năm. Trong giai đoạn này, khối lượng nhập khẩu dự kiến tối thiểu là 1 triệu tấn/năm trong thời gian đầu và sau đó sẽ tăng lên từ 3 đến 6 triệu tấn/năm, tùy thuộc vào sự phát triển của thị trường khí trong nước.
-
Cơ quan Môi trường Liên bang của Đức vừa cho biết nước này có thể đáp ứng được toàn bộ nhu cầu điện năng từ nguồn năng lượng tái tạo vào năm 2050 và trở thành cường quốc công nghiệp đầu tiên của thế giới từ bỏ thói quen sử dụng nhiên liệu hóa thạch.
-
hính phủ Lào hiện đã có kế hoạch xây dựng 55 đập thủy điện trên những con sông cắt ngang Thái Lan và Việt Nam. "Nếu có thể phát triển tất cả các nguồn năng lượng này, Lào có thể trở thành “cục pin của Đông Nam Á” - Bộ trưởng Công thương Lào Nam Viyaketh khẳng định. Ông còn cho biết “Lào có thể bán năng lượng cho các nước hàng xóm và trở nên giàu mạnh”.
-
Tốc độ không quan trọng, quan trọng là bạn đi được quãng đường bao nhiêu với lượng nhiên liệu ít nhất có thể!Đó là cuộc chơi của khoảng 1.000 sinh viên đến từ các trường đại học kỹ thuật và công nghệ của các nước châu Á. Họ đã có mặt tại Kuala Lumpur (Malaysia) từ ngày 8 đến 10-7 để tham dự cuộc đua dành cho xe tự chế tiết kiệm nhiên liệu (Shell Ecomarathon Asia - SEM).
-
Chính phủ liên bang Hoa Kỳ vừa hoàn thành một tòa nhà văn phòng tự túc năng lượng lớn nhất nước, với hy vọng các nhà phát triển bất động sản sẽ theo hướng đi này. Tòa nhà Hỗ trợ nghiên cứu có diện tích 2,06 ha được xây dựng trên khu đất của Phòng thí nghiệm năng lượng tái tạo Quốc gia trực thuộc Bộ Năng lượng ở Golden, bang Colorado. Hơn 800 nhân viên sẽ làm việc tại đây khi tòa nhà chính thức khánh thành vào cuối tháng 8.
-
Từ ngày 28/6-1/7/2010 tại quốc đảo Singapore đã diễn ra Hội nghị Thượng đỉnh các thành phố thế giới 2010 (World Cities Summit - WCS) lần thứ hai, với sự tham gia của khoảng 1.200 lãnh đạo và cán bộ quản lý cao cấp các nước chia sẻ ý tưởng và giải pháp về “Thành phố bền vững và lý tưởng cho tương lai”.
-
Hôm qua, tại TP Hồ Chí Minh, Công ty Quản lý Quỹ đầu tư Dragon Capital đã ra mắt quỹ đầu tư cấp khu vực đầu tiên về năng lượng tái tạo, sản xuất nước sạch và xử lý chất thải tại Việt Nam.
-
Không chỉ mang lại hiệu quả tiết kiệm điện, sử dụng thiết bị đun nước nóng bằng bơm nhiệt còn an toàn cho người dùng do không dùng điện trực tiếp. Đặc biệt, nếu đa phần thiết bị làm nước nóng khác thường tỏa ra môi trường xung quanh nhiệt lượng lớn thì bơm nhiệt lại đem lại bầu không khí trong lành nhờ luồng khí mát tỏa ra trong quá trình trao đổi nhiệt.
-
IBM cho biết nước tản nhiệt hiệu quả hơn gấp 4.000 lần so với không khí. Trước đây, nước cũng được sử dụng phổ biến để làm mát các hệ thống máy tính lớn, nhưng nước đó thường được giữ ở nhiệt độ thấp, nên đòi hỏi tốn nhiều điện năng để dẫn truyền.
-
Không giống các loại máy thường chỉ dùng quy trình làm lạnh, DEVap là loại máy dùng quy trình hấp thụ. Khi hoạt động, chất hút ẩm của máy là một loại chất lỏng với thành phần chính là muối lithi chloride hoặc calcium chloride ngậm nước có thể hút nước trong không khí tạo ra không khí khô.
-
Trên 21 tỷ Kwh điện phục vụ chiếu sáng mỗi năm đó là số liệu dựa trên thực tế tiêu thụ điện năng cho lĩnh vực chiếu sáng của Việt Nam được TS Vũ Minh Mão, Chủ tịch Hội chiếu sáng Việt Nam công bố sáng nay tại Hội thảo “Chiếu sáng hiệu quả, tiết kiệm điện năng” diễn ra tại TP Hạ Long, Quảng Ninh. Điện năng tiêu thụ cho lĩnh vực chiếu sáng của nước ta chiếm khoảng 25% tổng điện năng thương phẩm tương đương 21,035 tỷ Kwh/năm. Tiềm năng sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả trong tất cả các lĩnh vực chiếu sáng của nước ta là rất khả quan. Ước tính, mỗi năm chúng ta có thể tiết kiệm 6,31 tỷ Kwh.
-
Sau các hệ thống sưởi ấm dựa trên các suối nước nóng dưới lòng đất và các cối xay gió mini được lắp đặt trong các tòa nhà, người dân Paris giờ đây sẽ có thêm một nguồn năng lượng sạch nữa ngay dưới những cây cầu nổi tiếng của họ. Chúng được gọi là “hydroliennes”, hay tuabin thủy lực, hoạt động nhờ dòng chảy của sông Seine.
-
Những người lính tham gia chiến tranh hiện đại, sử dụng rất nhiều thiết bị điện tử, hoạt động nhờ pin. Khi hoạt động trong vùng xa xôi hoặc không có hỗ trợ, tiếp ứng, những thiết bị này có thể trở nên vô dụng vì hết điện. Điều này cực kì nguy hiểm, đặt người lính vào thời khắc khó khăn.
-
Tổng thống Mỹ Barack Obama ngày 4-7 cho biết chính phủ nước này đang tăng tốc chuyển đổi nền kinh tế Mỹ sang nền kinh tế năng lượng sạch. Bộ Năng lượng Mỹ đang đầu tư 2 tỉ đô la Mỹ vào 2 công ty năng lượng mặt trời để xây dựng một trong những nhà máy năng lượng mặt trời lớn nhất thế giới và sản xuất pin năng lượng mặt trời tiên tiến.
-
Trải qua giai đoạn đầu của Chương trình mục tiêu quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả (2006- 2010) trên cả nước đã có trên 300 doanh nghiệp tham gia KTNL, rất nhiều biện pháp sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả được áp dụng và đem lại hiệu quả kinh tế cao.
-
Chỉ còn khoảng 100 ngày nữa Hà Nội và cả nước sẽ tưng bừng kỷ niệm 1000 năm Thăng Long (10/10/2010). Tiến tới ngày trọng đại của dân tộc hàng loạt sự kiện đã diễn ra, hàng loạt công trình hoành tráng đánh dấu mốc son lịch sử đã được khởi công xây dựng. Để Hà Nội thêm đẹp, rực rỡ, chiếu sáng công cộng có vai trò không nhỏ. Tuy nhiên, yêu cầu đặt ra đối với hệ thống chiếu sáng là vừa đảm bảo tính thẩm mỹ, đảm bảo độ an toàn vừa phải tiết kiệm, hiệu quả.
-
Một công viên điện gió lớn nhất châu Phi trị giá 250 triệu euro đã được vua Morocco Mohammed VI khánh thành tại thành phố Melloussa. Công viên này có công suất 140 megawatt và bao gồm 165 máy phát điện bằng sức gió. Nó được xây dựng bằng nguồn vốn tài trợ của Ngân hàng đầu tư châu Âu (80 triêu euro) và các ngân hàng như Intituto Credito Official của Tây Ban Nha (100 triệu euro), Kreditanstalt fur Wiederaufbau (50 triệu euro) và Cơ quan quốc gia về nước của Morocco (20 triệu euro).
-
New Zealand sẽ hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam trong việc áp dụng công nghệ biến bùn cặn thành điện, gom khí methan trong quá trình xử lý nước thải làm nhiên liệu, khai thác năng lượng gió…trong quá trình phát triển bền vững.
-
Nga vừa hạ thủy tổ máy năng lượng hạt nhân nổi đầu tiên của nước này và cũng là thành tố cơ bản của trạm điện hạt nhân nổi đầu tiên trên thế giới - một công trình có khả năng cung cấp năng lượng rẻ đến mọi nơi của Trái Đất.
-
Trong khi nhiều đơn vị làm điện năng lượng mặt trời bằng cách nhập thiết bị từ nước ngoài về lắp đặt thì kỹ sư Trịnh Quang Dũng, Phòng Phát triển công nghệ điện năng lượng mặt trời, Viện Vật lý TPHCM cùng cộng sự đã nghiên cứu chế tạo thiết bị ngay trong nước. Thành công này đã đưa Việt Nam là nước thứ 6 làm chủ công nghệ điện mặt trời nối lưới thông minh tại châu Á.