-
Công ty mẹ của Doosan Vina là Công ty công nghiệp nặng và xây dựng Doosan đã ký hợp đồng trị giá 1,3 tỷ USD xây dựng nhà máy điện Mông Dương tại tỉnh Quảng Ninh - nơi có tiềm năng về nguồn tài nguyên than và vùng biển nước sâu thuận lợi cho giao thông đường biển.
-
Bên cạnh nhà máy này, hội nghị Cơ sở vật chất Nghiên cứu năng lượng tại Brussels (Bỉ) cũng thông qua lò nghiên cứu phản ứng hạt nhân tại Bỉ và khu vực nghiên cứu năng lượng gió tại Đan Mạch. Tất cả đều là một phần của bản quy hoạch mới nhất của Hội nghị Chiến lược Châu Âu về Cơ sở hạ tầng nghiên cứu (ESFRI) được dự kiến sẽ xuất bản trước cuối năm nay.
-
Ngày 8/12, Việt Nam và Mỹ đã đạt được thoả thuận về hoàn tất việc chuyển đổi hoàn toàn lò phản ứng nghiên cứu hạt nhân ở Đà Lạt từ nhiên liệu urani độ giàu cao (HEU) sang urani độ giàu thấp (LEU) và tháo dỡ số nhiên liệu HEU còn lại.
-
Trong khi việc xây dựng các dự án thủy điện mới đang gây tranh cãi thì tại miền Trung, một nhà máy năng lượng âm thầm mọc lên với những cánh quạt kỳ vĩ bên bờ biển xanh, hút lấy nguồn gió thổi vào từ đại dương bao la. Đây là nhà máy điện gió đầu tiên hòa vào lưới điện quốc gia.
-
Tập đoàn Itochu của Nhật Bản sẽ hợp tác với Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PetroVietnam) thực hiện dự án xây dựng nhà máy sản xuất ethanol sinh học từ sắn ở miền Trung Việt Nam.
-
Đề tài "Nghiên cứu cải tiến lò cung cấp nhiệt cho máy sấy và hệ thống hút bụi cho các nhà máy chế biến chè đen" đã thành công và đem lại hiệu quả thiết thực.
-
Bộ trưởng Bộ Năng lượng Thổ Nhĩ Kì, ông Taner Yildiz hoan ngênh nỗ lực thúc đẩy dự án nhà máy năng lượng hạt nhân đầu tiên do Nga xây dựng tại Thổ Nhĩ Kì và quyết tâm của Ankara trong việc phát triển năng lượng hạt nhân thông qua các mối quan hệ hợp tác với nước ngoài.
-
Lào đã chính thức khánh thành đập thủy điện lớn nhất vào ngày 8/12, bất chấp còn nhiều tranh cãi xung quanh dự án này.
-
Nhóm nhà khoa học thuộc Đại học Nhật Bản và Algeria đang theo đuổi một dự án đầy tham vọng nhằm giải quyết vấn đề năng lượng cho toàn thế giới. Đó là dự án quang năng Sahara (SSBP).
-
Sáng 6.12, ông Nguyễn Hoài Giang, tổng giám đốc công ty TNHH lọc - hóa dầu Bình Sơn (Quảng Ngãi) cho biết: “Do khan hiếm ngoại tệ cùng với biến động tỷ giá khiến nhu cầu tiêu thụ xăng dầu từ Dung Quất tăng đột biến, chúng tôi đã quyết định nâng công suất lên 105% liên tục từ nay đến hết năm, thậm chí có thể kéo dài sang năm 2011.
-
Theo số liệu thống kê, VN hiện có 65 dự án sản xuất gang thép có công suất từ 100.000 tấn mỗi năm trở lên. Mặc dù các nhà máy thép mới sử dụng chưa tới 50% công suất thiết kế nhưng hằng năm tiêu thụ khoảng 3,5 tỷ kWh điện. Để đáp ứng nhu cầu đó, ngành điện đã phải đầu tư khoảng 35.500 tỷ đồng cho nguồn, trạm, đường dây dẫn điện.
-
Anh Hoàng Quân, Chuyên viên Trung tâm Tiết kiệm năng lượng Hà Nội cho biết, các giải pháp hiệu quả năng lượng đề xuất đối với doanh nghiệp dệt Toàn Thắng rất đa dạng bao gồm cả những phương án không tốn chi phí đầu tư, các phương án đầu tư thấp cho đến những giải pháp cần vốn đầu tư trung bình thời gian hoàn vốn nhanh. Đối với những giải pháp cần mức đầu tư cao, yêu cầu kỹ thuật phức tạp nhóm kiểm toán sẵn sàng tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện nhằm đem lại hiệu quả cao nhất.
-
Theo Tổng Công ty Truyền tải điện Quốc gia (NPT), đêm 26/11/2010, Tổng Công ty đã đóng điện xung kích đường dây 500kV Sơn La – Hòa Bình. Như vậy, đến thời điểm này, hệ thống truyền tải 500 kV gồm Trạm biến áp 500 KV Sơn La, đường dây 500 KV Sơn La - Hòa Bình - Nho Quan đã hoàn thành, sẵn sàng tải điện từ tổ máy 1 Nhà máy Thủy điện Sơn La.
-
“Công nghệ thủy điện tích năng, một giải pháp hữu ích tái tạo năng lượng và mang lại hiệu quả kinh tế cao”, đại diện Tập đoàn ALSTOM - Thụy Sĩ khẳng định tại Hội thảo Kỹ thuật thủy điện tích năng, tổ chức ngày 18/11, tại Hà Nội. Theo đó, công nghệ này ít tác động đến môi trường do không phải xây đập ngăn sông cho nước dâng cao thành một hồ chứa lớn như các nhà máy thủy điện thông thường.
-
Trưa 18/11, tại công trường thủy điện Sơn La, tổ máy số 1 nhà máy thủy điện Sơn La đã chính thức khởi động chạy không tải. Đây là bước quan trọng quyết định phát điện thành công tổ máy số 1 vào cuối tháng 11 này, sớm trước 1 tháng so với tiến độ Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và trước 2 năm so với tiến độ Quốc hội đề ra.
-
Ngày 15-11, ông Nguyễn Tiến Hải, Giám đốc Ban Quản lý dự án Các công trình Điện miền Nam (trực thuộc EVN), cho biết đơn vị vừa tổ chức đóng điện thành công Trạm biến áp 500kV Đắk Nông và đường dây 220kV Nhà máy Thủy điện (NMTĐ) Đồng Nai 3.
-
Để đến với người sử dụng, năng lượng xanh phải trải qua một chặng đường dài từ những tua-bin gió ở Biển Bắc hay những nhà máy điện năng lượng mặt trời, năng lượng gió và khí sinh học tại các địa phương. Trên tuyến đường này, một lượng lớn năng lượng tổn hao. Mọi chuyện sẽ thay đổi trong tương lai nhờ ứng dụng những linh kiện điện tử mới.
-
Thái Lan sẽ được cung cấp pin mặt trời cho một nhà máy điện mới, đây là kết quả của một thỏa thuận hợp tác đã kí kết giữa các quan chức Thái Lan với tập đoàn Suntech Power Holding. Công ty này sẽ cung cấp 9,43MW điện bằng việc lắp đặt các tấm pin mặt trời. Công ty Dầu khí Bangchak (Bangchak Petroleum) là chủ dự án này và dự án đã được lên kế hoạch thực hiện vào cuối năm sau.
-
Tổng sản lượng từ khi phát điện đến nay là 18 tỷ kWh, tổng doanh thu gần 22.000 tỷ đồng. Năm 2010, 2 Nhà máy Điện Cà Mau 1 và Cà Mau 2, Công ty Điện lực Dầu khí Cà Mau có kế hoạch sản xuất 7,6 tỷ kWh, và đến ngày 10/11 đã đạt tổng sản lượng vượt 4% so với kế hoạch, chiếm 13% tổng sản lượng điện toàn quốc, đạt doanh thu 10.512 tỷ đồng.
-
Từ ngày 01/11 đến ngày 05/11/2010, Trung tâm tiết kiệm năng lượng TP. Cần Thơ (gọi tắt là ECC Cần Thơ) đã tổ chức khóa tập huấn “Đào tạo Kiểm toán năng lượng bằng hình thức thực hành tại nhà máy” trong khuôn khổ “Chương trình mục tiêu Quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả" của Chính Phủ với sự hợp tác của trung tâm tiết kiệm năng lượng Nhật Bản.