-
Hãng sản xuất xe hơi Peugeot của Pháp vừa giới thiệu mẫu xe 508 RXH sử dụng động cơ hybrid chạy điện-diesel. Động cơ HDi 2,0 lít này lần đầu tiên được sử dụng trong mẫu 3008 HYbrid4 phiên bản sản xuất hạn chế.
-
Với 2 phương án khả thi, xí nghiệp cấp nước Dĩ An có cơ hội tiết kiệm chi phí năng lượng khoảng 2,8 tỷ đồng mỗi năm, thời gian hoàn vốn chỉ khoảng 1 năm. Từ kết quả này nhà máy đang lên kế hoạch triển khai tiết kiệm năng lượng trong sản xuất.
-
Tiết kiệm điện từ lâu đã trở thành tiêu chí trong hoạt động sản xuất kinh doanh của EVN HANOI.6 tháng cuối năm 2011 , EVN HANOI sẽ tập trung triển khai nhiểu giải pháp cụ thể hiệu quả hơn nữa trong công tác tuyên truyền
-
Trong 6 tháng đầu năm 2011, tổng điện năng sản xuất và nhập khẩu toàn hệ thống ước đạt 52,4 tỷ kWh, tăng 10,42% so với cùng kỳ năm 2010. Thời tiết diễn biến thuận lợi, cộng thêm nhiều nguồn cung mới được đưa vào vận hành đúng tiến độ nên tình hình cung cấp điện đã đi vào ổn định,
-
Hiện tại, ĐHBK Hà Nội và Đà Nẵng cũng đã sản xuất và bán từ rất lâu các loại bếp năng lượng mặt trời và bếp hình Parabolic với giá thành rất thấp bằng 1/4 so với của nước ngoài, rất phù hợp cho dân nghèo các tỉnh miền Trung, miền Nam đầy nắng gió. Chúng ta có thể xem trên google với từ "solar cook" để thấy được các nước trên thế giới và châu Phi đã sản xuất và sử dụng bếp đơn giản và hiệu quả và tiết kiệm như thế nào.
-
Hãng điện thoại Orange vừa sản xuất loại áo phông có khả năng tận dụng tiếng ồn ở những nơi đông đúc, nhộn nhịp như lễ hội để sạc pin cho điện thoại.Năng lượng thu được từ sóng âm thanh được dự trữ trong pin chứa để sạc cho điện thoại.
-
Tính đến tháng 6/2011, PECSME đã triển khai 543 dự án tiết kiệm và hiệu quả trong 5 ngành công nghiệp sản xuất gạch, gốm sứ, dệt may, giấy-bột giấy và chế biến thực phẩm. Tổng mức năng lượng tiết kiệm (NLTK) đạt được là 232.000 tấn dầu tương đương (TOE) và giảm được tổng lượng phát khí thải nhà kính 940.000 tấn CO2. Đây là những kết quả ấn tượng, vượt xa so với mục tiêu đề ra.
-
Hãng sản xuất xe hơi Toyota của Nhật Bản vừa tuyên bố phiên bản xe Prius v của hãng sẽ có mặt tại Mỹ vào mùa Thu này còn phiên bản xe điện Prius c sẽ có mặt trên thị trường vào đầu năm 2012.
-
Công nghệ sản xuất điện từ thu hồi nhiệt thừa và đốt rác thải sẽ giảm bớt 30% lượng điện và năng lượng mà các nhà máy xi măng tiêu thụ.
-
Wadebridge đang tiến tới trở thành thành phố mặt trời đầu tiên tại Anh khi việc lắp đặt quang điện đã bắt đầu được triển khai trên thành phố này. Mục tiêu của Wadebridge là tới năm 2015 sẽ sản xuất được ít nhất 1/3 lượng điện năng từ các nguồn mặt trời và gió, tương đương với 15,000 MWh mỗi năm. Ở mức này, thành phố Wadebridge sẽ có thể thu được một khoản lợi nhuận đáng kể từ nguồn thuế FiTs của Anh để đầu tư vào các dự án công cộng tại đây.
-
Hiệu quả dễ nhận thấy sau một loạt giải pháp được triển khai kể trên chính là môi trường sản xuất được cải thiện đáng kể, không còn cảnh bụi bặm như trước kia. Đồng thời ý thức bảo vệ môi trường, tiết kiệm trong sản xuất cũng được nâng cao đối với toàn thể cán bộ, nhân viên. Kết quả tính toán cho thấy, mỗi năm công ty đã thu lợi trên 3,4 tỷ đồng nhờ tiết kiệm điện, than, tận thu quặng và tăng năng suất.
-
Anh Bùi Trọng Tuấn cho biết: Bếp hóa khí được sản xuất dựa trên nguyên lý khí động học, truyền nhiệt thông qua việc lợi dụng sự hòa khí hoàn toàn giữa không khí và hơi nước ngăn cản sự sản sinh ra hắc ín, kéo dài thời gian đốt mà không có khói tro và muội than. Với kỹ thuật tuần hoàn kín ép nén ngọn lửa làm tăng bức xạ nhiệt, nâng cao hiệu suất nhiệt tới mức cực đại thực hiện đốt sạch hoàn toàn với năng suất cao.
-
Trong các năm 2006 – 2010, các tỉnh, thành phố đã tiết kiệm được 4.039 triệu kWh, bằng 127% so với kế hoạch, tập trung vào các lĩnh vực sử dụng điện chủ yếu là cơ quan công sở khối hành chính sự nghiệp, chiếu sáng công cộng, sản xuất – kinh doanh và sinh hoạt dịch vụ…
-
Tiếp cận với công nghệ sản xuất sạch, tiết kiệm năng lượng từ rất sớm, ước tính mỗi năm công ty thu lợi gần 20 tỷ đồng từ việc thu hồi bia, giảm thất thoát nguyên liệu, tiết kiệm điện, than và nước.Không chỉ mang lại lợi ích kinh tế lớn, việc cải tạo dây chuyền sản xuất, sử dụng công nghệ mới còn giúp nhà máy giảm lượng nước thải từ 12 lít nước/lít sản phẩm xuống chỉ còn 8 lít.
-
Chính phủ Anh đang thúc đẩy ngành công nghiệp tái tạo năng lượng này vì luật pháp khối EU yêu cầu giảm việc sử dụng các bãi rác chôn lấp.Theo Bộ môi trường Anh, ngành công nghiệp này có thể sản xuất đủ năng lượng cho gần một triệu hộ gia đình trong một thập kỷ. Tới đây, nhà máy xử lý rác thải thực phẩm thành khí sinh học siêu khủng, có kích thước bằng hai sân bóng đá sẽ được xây dựng ở Cannock, Staffordshire (Anh).
-
Nhà máy xử lý chất thải thành năng lượng RDF ở Malaysia - một trong sáu nhà máy WtE hàng đầu trên thế giới bắt đầu hoạt động từ giữa năm 2009, có thể xử lý 700 tấn rác thải/ ngày và có khả năng tạo ra 8 MW điện, trong đó 5,5 MW điện xuất dùng cho mạng lưới điện quốc gia.
Từ thành công này, chính phủ Malaysia tiếp tục cho thực hiện dự án xử lý 1.000 tấn rác thải rắn mỗi ngày ở Johar.
-
Dự kiến, đến hết năm 2012, cả nước sẽ có 6 nhà máy sản xuất ethanol với tổng công suất thiết kế 550 triệu lít/năm. Khi các nhà máy này đi vào hoạt động, nhu cầu nguyên liệu cần khoảng 3,5-3,7 triệu tấn sắn tươi/năm. Muốn vậy cần có phương án đầu tư vùng nguyên liệu để thâm canh tăng năng suất sắn và có cơ chế liên kết, tiêu thụ sản phẩm hợp lý, đảm bảo hài hòa lợi ích của người sản xuất và cơ sở chế biến
-
Công trình 'Nghiên cứu công nghệ sản xuất DMSH từ các nguồn nguyên liệu tái tạo' sẵn có, thân thiện với môi trường do PGS, TS Vũ Thu Hà, Viện HHCNVN làm chủ nhiệm đã được Hội đồng Giám khảo giải thưởng VIFOTEC năm 2010 tặng giải ba cuộc thi.
-
Hiện Việt Nam chưa có nhà máy sản xuất các sản phẩm từ pin mặt trời, tất cả nhu cầu trong nước đều nhập khẩu chủ yếu từ Đức và Nhật, hai cường quốc đi đầu trên thế giới về công nghệ sản xuất và ứng dụng pin mặt trời. Xu hướng chuyển giao công nghệ, gia công và phân công sản xuất đang dịch chuyển dần việc gia công pin mặt trời từ các nước châu Âu, châu Mỹ sang khu vực châu Á. Mục tiêu chung các nước đặt ra là đóng góp từ 5 đến 15% năng lượng sạch vào cơ cấu năng lượng sơ cấp của họ. Từ đó tạo tiền đề cho sự phát triển năng lượng mặt trời trên toàn thế giới.
-
Với khoảng 200 cánh diều thả ở độ cao 60m,dự án trại diều sản xuất năng lượng gió - có tên gọi "Land Art Generator Initiative" - trên vùng bờ biển ở Abu Dhabi được lắp đặt hệ thống khai thác sức gió. Mỗi cánh diều có khả năng sản xuất 6.200KW/giờ điện trong một năm, đủ cung cấp năng lượng cho những căn nhà được xây dựng theo tiêu chuẩn hiệu quả năng lượng.