-
Một lò phản ứng đơn giản mô phỏng thực vật đã thực hiện thành công trong việc chuyển hóa ánh sáng Mặt trời thành nhiên liệu. Phát kiến này đã nhóm lên hy vọng giúp con người sản xuất loại nhiên liệu dạng lỏng có thể tái sinh.
-
Các nhà khoa học Nhật Bản vừa chế tạo thành công hợp kim mới tương tự kim loại hiếm palladium - kim loại hiếm nhân tạo đầu tiên trên thế giới. Hợp kim mới do nhóm nghiên cứu của giáo sư Hiroshi Kitagawa của trường Đại học Kyoto sản xuất bằng công nghệ nano, và có các đặc tính tương tự như các đặc tính của palladium - một kim loại hiếm nằm giữa rhodium và bạc trên bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học.
-
Ưu điểm của công nghệ này là có thể sản sinh diesel trực tiếp từ cellulose nên có thể rút ngắn quy trình sản xuất diesel sinh học hiện tại. Các nhà sinh vật học tại Đại học Montana (Mỹ) vừa phát minh phương pháp sản xuất ra nhiên liệu sinh học bằng cách sử dụng một loại nấm đặc biệt có tên là Glilocladium roseum sinh trưởng ở vùng rừng ẩm Patagonia, phía Nam Argentina.
-
Bộ trưởng năng lượng của Thụy Điển và Na Uy cho biết hai nước đã thống nhất những nền tảng của thị trường tín chỉ xanh chung. Tín chỉ xanh là một loại chứng chỉ chứng minh rằng lượng điện năng đó đã được sản xuất từ các nguồn năng lượng tái tạo như năng lượng gió, mặt trời, hydro và có thể mua bán được. Các tổ chức môi trường hi vọng rằng chúng có thể đẩy mạnh việc sử dụng năng lượng tái tạo.
-
Tín dụng thuế được gia hạn thêm sẽ là cơ hội cho hàng ngàn công nhân làm việc trong ngành công nghiệp năng lượng sạch. Tổng thống Mỹ Obama vừa phê duyệt bộ luật gia hạn tín dụng thuế chủ chốt nhằm hỗ trợ các dự án năng lượng tái tạo và sử dụng nhiên liệu sinh học. Luật miễn giảm thuế, tái cấp phép bảo hiểm thất nghiệp và tạo dựng công ăn việc làm năm 2010 đã bao gồm việc gia hạn tín dụng sản xuất tái tạo, Phần 1603.
-
Nếu căn cứ theo con số thống kê hiện cả nước có tới hơn 1 ngàn công trình xây dựng có mức tiêu thụ từ 1 triệu kwh điện/năm trở lên thì thấy vấn đề cấp bách là phải mở đường cho vật liệu tiết kiệm năng lượng tiên tiến đến được với các công trình. Câu hỏi đặt ra là: Tại sao kính tiết kiệm năng lượng chưa đến được với các công trình xây dựng? Phóng viên Báo Xây dựng đã đi tìm câu trả lời từ nhiều giác độ: Chủ đầu tư, nhà thầu, nhà thiết kế, nhà sản xuất - và đặc biệt là các DN trong Hiệp hội Kính và Thủy tinh Việt Nam.
-
Cũng theo thông tin từ bộ ngoại giao Philippin, trong 3 ngày, từ 8 đến 11 tháng 12, Giám đốc IAEA, ông Yukiya Amano đã có chuyến thăm và gặp gỡ các quan chức cao cấp của chính phủ nước này về các vấn đề liên quan tới việc thực hiện những dự án hợp tác kĩ thuật trong các ứng dụng hạt nhân.
-
Không chỉ chú trọng phát triển sản xuất kinh doanh, hoạt động tiết kiệm năng lượng (TKNL), bảo vệ môi trường cũng luôn được doanh nghiệp chú trọng. Hoàn thành các giải pháp sử dụng hiệu quả năng lượng cho toàn nhà máy, ước tính mỗi năm Tổng công ty có thể giảm chi phí sản xuất trên 2,4 tỷ đồng.
-
Để đảm bảo đủ điện cho mùa khô 2011, Đà Nẵng thường xuyên quan tâm chỉ đạo ngành điện địa phương điều tiết lượng điện cho toàn thành phố giảm phụ tải theo khu vực, thúc đẩy đầu tư vào những sản phẩm có chức năng tiết kiệm điện cao, đảm bảo điện cho sản xuất và tiêu dùng.
-
Ban quản lý Các khu công nghiệp tỉnh Yên Bái đã cấp giấy chứng nhận đầu tư dự án “Sản xuất viên nén nhiên liệu phục vụ xuất khẩu” cho Công ty CP Nhân lực và Thương mại Vinaconex theo công nghệ sản xuất nhiên liệu từ Biomass.
-
Tiết kiệm điện năng đòi hỏi một qui trình chặt chẽ từ sản xuất, truyền dẫn đến tiêu thụ. Theo ông Đặng Hoàng An – Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), đến cuối 2008, EVN đã giảm tổn thất điện năng xuống dưới 2 con số (còn 9,24%). Để đạt được lộ trình giảm tổn thất điện năng liên tục nhiều năm cần nhiều biện pháp, trong đó có việc quản lý kỹ thuật, quản lý kinh doanh, cải tạo lưới điện… EVN phấn đấu đến năm 2012 giảm tổn thất điện năng xuống còn 8%. Đây là chương trình rất cam go, đặc biệt trong điều kiện đầu tư, cải tạo mạng lưới, phát triển nguồn, phát triển lưới đồng bộ cùng với tốc độ tăng trưởng phụ tải rất cao.
-
Tiền không thể mọc trên cây nhưng năng lượng có thể sản sinh từ cỏ. Nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học Mĩ đã chỉ ra rằng, cỏ có thể trở thành nguồn cung cấp đầy triển vọng cho hoạt động sản xuất nhiên liệu sinh học. Tuy nhiên, để thu được lợi nhuận thực sự từ chúng, các chủ đất cần tính toán và cân nhắc các yếu tố về chi phí sản xuất.
-
Sản xuất điện là nhóm ngành ưu tiên hàng đầu trong quy hoạch phát triển công nghiệp của tỉnh Bình Thuận đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025. Thực tế, Bình Thuận đã, đang và tiếp tục tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư triển khai thực hiện các dự án điện năng nhằm khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế, thúc đẩy kinh tế-xã hội địa phương phát triển...
-
Khoảng 75% dân số Iceland sống trong vòng 60 km của thủ đô Reykjavik và các khu vực nông thôn được liên kết bằng một con đường vành đai dài 1.351 km. Trong đoạn đường này có thể có 15 trạm sạc nhanh. Điều đó, cùng với thực tế 80% năng lượng của Iceland là năng lượng tái tạo được sản xuất với giá thành rẻ (từ địa nhiệt và thủy điện), sẽ giúp bạn hình dung được tại sao đây là nơi thử nghiệm lý tưởng đối với ôtô điện.
-
Ý tưởng sử dụng máy tập thể dục để sản xuất điện không phải là mới. Một phòng tập ở Hồng Kông đã làm điều này từ năm 2007. Nhiều lễ hội âm nhạc đã sử dụng máy phát điện xe đạp để nạp năng lượng cho các chương trình biểu diễn. Thậm chí một số quán bar dành cho người mê nhạc jazz còn yêu cầu khách đạp xe vài phút trước khi nhận cốc nước uống được pha chế thật đặc biệt.
-
Chương trình mục tiêu quốc gia sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả (VNEEP) đặt mục tiêu phấn đấu giai đoạn 2011 – 2015 tiết kiệm 5% - 8% tổng mức năng lượng toàn quốc. Trong lĩnh vực chiếu sáng, theo số liệu của Tập đoàn Điện lực Việt Nam năm 2008, tỷ lệ sử dụng điện cho chiếu sáng chiếm 25,2% tổng mức tiêu thụ điện quốc gia. Tiết kiệm trong chiếu sáng là giải pháp rất hiệu quả và dễ thực hiện.
-
Vừa qua, các nhà khoa học thuộc Đại học Purdue và công ty General Motors của Mỹ vừa hợp tác phát minh máy phát điện nhiệt năng thực hiện sản xuất điện bằng cách lợi dụng sự chênh lệch nhiệt độ.
-
Sáng nay, ngày 15/12, Bộ Công Thương đã tổ chức tổng kết Chương trình tiết kiệm điện giai đoạn 2006-2010 và thực hiện Chỉ thị số 19/2005/CT-TTg về về tiết kiệm điện trong sản xuất và tiêu dùng. Sau 5 năm triển khai rộng khắp với sự phối hợp đồng bộ giữa Bộ Công Thương và các UBND các tỉnh, thành phố thực thuộc Trung ương, Chương trình đã thu được những thành công đáng khích lệ.
-
Sun Catalix, một công ty chuyên sản xuất các thiết bị dự trữ năng lượng và nhiên liệu tái sinh của Mỹ, đã chế tạo thành công một thiết bị có thể tách hydro khỏi nước từ bất kỳ nguồn nào: nước ngọt, nước biển thậm chí cả nước tiểu.
-
MiaSolé, một công ty chuyên sản xuất pin mặt trời tại Californian cho biết tương lai về thế hệ pin mặt trời mới đang được mở ra. Ngày nay, hầu hết pin mặt trời được làm bằng silicon, tuy nhiên công ty MiaSolé lại sử dụng một chất liệu khác. Pin mặt trời của MiaSolé được sản xuất từ những dải thép có độ dài 1m, mỏng như sợi tóc được cuộn qua một khoảng chân không. Ở đó, chúng được mạ một lớp mỏng hỗn hợp đồng (Cu), Indi, Gali và Selen, được gọi là lớp bán dẫn CIGS. Quá trình này kết thúc tạo ra một loại pin mặt trời mới có chi phí thấp và hiệu suất cao.