Friday, 15/11/2024 | 04:49 GMT+7
Theo một nghiên cứu mới đây của Stanford, trồng các loại cỏ lâu năm phục vụ sản xuất nhiên liệu sinh học có thể giúp giảm nhiệt độ mặt đất tại khu vực đó.
Nghiên cứu này được công bố trên mạng 0của tạp chí Proceedings
of the National Academy of Sciences (PNAS), tiếp bước các sáng kiến cấp liên
bang trong việc đưa Mỹ thoát ra khỏi tình trạng sử dụng liệu hóa thạch bằng cách
tăng cường sản xuất ethanol.
Chính những lo ngại về tác động của ethanol từ ngô tới giá lương thực, nạn phá rừng và tình trạng biến đổi khí hậu đã khiến nước này quan tâm nhiều hơn tới việc trồng các loại cỏ lâu năm, ví dụ như cỏ switchgrass (một loại cỏ có xuất xứ từ miền Trung Tây nước Mỹ) làm nguyên liệu thay thế trong sản xuất nhiên liệu sinh học. Các cuộc nghiên cứu trước đó đã chỉ ra rằng ethanol làm từ cỏ switchgrass phát thải ít carbon dioxide hơn ethanol từ ngô.
Ông David Lobell, trợ lí giáo sư, hiện đang làm việc cho chương trình An ninh lương thực và môi trường của Standford cho biết: “Chúng tôi đã chứng minh được rằng trồng các cây năng lượng sinh học lâu năm có thể làm giảm nhiệt độ mặt đất tại khu vực đó xuống khoảng 2 độ F, tính trung bình trong cả vụ mùa phát triển của nó. Đó là một tác động khá lớn, đủ để chi phối bất cứ ảnh hưởng nào về giảm phát thải carbon trong toàn bộ khu vực đó”.
Ông Lobell và các đồng nghiệp đã sử dụng hệ thống mô phỏng máy tính để dự đoán tác động của khí hậu đối với các khu đất được chuyển đổi mục đích sử dụng - từ các loại cây trồng hàng năm như ngô, đậu nành sang cỏ lâu năm - tại vùng trung đông nước Mỹ. Kết quả cho thấy việc gieo trồng loại cỏ này trên diện rộng, thử nghiệm trên 12 bang, có thể cung cấp thêm một lượng nước đáng kể cho đất, tạo ra độ ẩm, làm giảm nhiệt độ mặt đất xuống 1.8 độ F.
Nhóm tác giả cho biết: “Xét một cách cục bộ, việc làm mát như thế này là khá đáng kể đối với sự nóng lên do hiệu ứng nhà kính từ vài thập kỉ trở lại đây”.
Theo ông Lobell, “vấn đề mấu chốt còn lại là lượng nước mưa hàng năm cũng có thể tương đương với lượng nước được bơm lên thêm từ đất, hoặc xét về lâu dài, liệu đất có khô và không thể cung cấp đủ nước cho chừng ấy mùa vụ sản xuất hay không”.
Ông Matei Georgescu từ Trung Tâm Động lực học chất lỏng tự nhiên tại Đại học Bang Arizona cho biết: “Cần nhiều nghiên cứu hơn nữa để tìm hiểu tác động lâu dài dối với sự cân bằng nguồn nước. Nghiên cứu này tập trung vào nhiệt độ, song vấn đề chung lớn hơn là mới chỉ đánh giá được tác động lên sự phát thải carbon và khí nhà kính mà chưa đề cập các đặc điểm quan trọng mà chúng ta không thể bỏ qua nếu muốn đạt được sự bền vững lâu dài”.
Lê My (theo rdmg.com)