-
Đầu năm nay, GE (General Electric) khởi động Ecomagination Challenge – một thử nghiệm mang tính cách tân trị giá 200 triệu USD nhằm khai thác các nguồn năng lượng tái tạo. Dự án được chia làm 3 hạng mục chính: Lưới năng lượng hiệu quả, Nhà ở/ Công trình thông minh và Năng lượng tái tạo.
-
Phía bên trái của biểu đồ biểu thị các nguồn năng lượng khác nhau và sản lượng được sản xuất. Từ trái sang phải, các hộp màu hồng hiển thị nơi năng lượng được tiêu thụ (nơi phát điện, khu dân cư, khu thương mại, công nghiệp và giao thông vận tải) trong khi các màu xám cho thấy số lượng năng lượng bị mất mát - thường là mất mát nhiệt.
-
Để có thể chạy đủ cho các loại đèn, quạt, máy tính… kể cả máy lạnh, người tiêu dùng phải bỏ ra cả 500 triệu đồng cho giàn pin năng lượng mặt trời. Đây chính là trở ngại lớn nhất để hộ gia đình lắp đặt, thay nguồn điện lưới. Nhưng, chúng ta có thể trang bị các hệ thống pin mặt trời cỡ nhỏ sử dụng cho đèn, quạt bàn và máy vi tính; giá có thể chấp nhận được. Và nguồn điện tái tạo thì vô cùng.
-
Triển lãm chính là nơi tôn vinh công nghệ, thiết bị điện tiết kiệm năng lượng thông qua các gian hàng về năng lượng mặt trời, sức gió và các nguồn năng lượng mới, năng lượng tái tạo.
-
Để đạt được mục tiêu tăng cơ cấu sử dụng năng lượng tái tạo đạt 5% vào năm 2015, vấn đề then chốt là có công nghệ tiên tiến, có chi phí hợp lý, có chính sách hỗ trợ thích hợp, khuyến khích các nhà đầu tư trong việc cải tiến công nghệ để giảm dần chi phí sản xuất năng lượng tái tạo, về lâu dài có thể cạnh tranh về giá so với năng lượng truyền thống.Trang thông tin điện tử tietkiemnangluong.com.vn đã cuộc trao đổi với PGS.TS Phạm Khánh Toàn, Viện trưởng Viện năng lượng, Bộ Công Thương.
-
Phương thức tích trữ hiệu quả điện năng tạo ra từ các nguồn năng lượng tái tạo như gió và mặt trời có thể mang lại cho tác giả của nó cả triệu đô la và công ty Xcel Energy cho rằng họ đã tìm ra câu trả lời. Theo một công bố gần đây, hãng này đã thử nghiệm một dự án tích trữ phong điện bằng pin đặt tại bang Minnesota, Hoa Kỳ và điều quan trọng là họ đã thành công với công nghệ của mình.
-
ENCON EXPO 2010 được tổ chức nhằm thúc đẩy hoạt động giao lưu, hợp tác, chuyển giao công nghệ tiết kiệm năng lượng và giới thiệu những sản phẩm hiệu quả năng lượng đến đông đảo quần chúng. Qua đó, nâng cao nhận thức cộng đồng về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
-
Một số trong những phát minh vĩ đại nhất của thế kỉ sử dụng năng lượng Pedal là máy tính xách tay chạy bằng năng lượng pedal, máy xúc tuyểt chạy bằng pedal và máy Dynapod.Động cơ chạy bằng năng lượng pedal sản xuất dòng điện trong một vài phút và cho phép chúng ta có thể sạc tất cả các loại pin. Các loại pin đa dạng có thể sạc được bao gồm pin của laptop, điện thoại di động, máy ảnh và ipod.
-
Công ty năng lượng AGL Energy của Úc và Công ty năng lượng tái tạo Meridian Energy của New Zealand sẽ xây dựng nhà máy điện gió lớn nhất Nam bán cầu. Theo tuyên bố của đại diện AGL Energy hôm 12.8, nhà máy này 900 triệu USD này dự kiến sẽ được hoàn thành vào đầu năm 2013.
-
Trong tháng 4 vừa qua, Google đã thành lập công ty con của mình là Google Earth để mua, bán điện.Vào thời điểm đó, nhiều chuyên gia trong ngành công nghiệp dự đoán rằng Google sẽ sử dụng công cụ truy cập mới để cấp điện cho trung tâm dữ liệu bằng năng lượng tái tạo của nó.
-
Với số lượng cao ốc ngày càng nhiều ở một đất nước đang phát triển và hiện đại hóa như Việt Nam, ở từng nơi này, chúng ta có thể thay hệ thống điều hòa trung tâm (chạy bằng điện) bằng hệ thống máy lạnh hấp thu (vận hành bằng nhiệt), để tiết giảm được 50% - 60% lượng điện năng tiêu thụ cho cả tòa nhà.
-
Năng lượng tái tạo như điện gió, điện mặt trời được đánh giá là nguồn năng lượng tích cực góp phần giảm gánh nặng về năng lượng trong bối cảnh các nguồn năng lượng truyền thống đang ngày cạn kiệt. Tuy Việt Nam đã sớm tiếp cận với việc khai thác tận dụng năng lượng tái tạo song cho đến nay các nguồn năng lượng này vẫn còn khá xa lạ. Nguyên nhân chính được nêu ra là vướng mắc về giá.
-
Việt Nam được xếp hạng nhất nhì Đông Nam Á về lượng nắng, nhưng hiệu quả khai thác nguồn tài nguyên này ở ta chưa tương xứng. Nhiều chuyên gia khoa học khẳng định, nước ta đang bước quá chậm trên con đường sử dụng năng lượng tái tạo.
-
Hiện nay, có tới 90% người Đan Mạch coi năng lượng gió là ưu tiên số một trong các nguồn năng lượng tái tạo. Việc đơn giản hóa tối đa quá trình cấp giấy phép cho các dự án cũng là một chìa khóa của thành công. Việc chuyển giao công nghệ năng lượng gió mang lại cho Đan Mạch đến 10% tổng lượng xuất khẩu.
-
Trên thị trường đang xuất hiện hàng loạt vật liệu xây dựng đáp ứng được tiêu chí ngôi nhà “xanh” từ tấm lợp, gạch xây, gỗ nhân tạo, điện năng lượng tái tạo, các chất chống thấm vô cơ cho đến các loại sơn thân thiện với môi trường.
-
Vùng Poitou-Charentes, một trong 22 vùng của nước Pháp, vừa thông qua dự án phát triển năng lượng tái tạo có khả năng cung cấp 30% nhu cầu về năng lượng từ nay đến năm 2020, với tổng số vốn đầu tư lên đến 9,5 tỷ euro
-
Theo Bộ Công Thương, hiện trạng ứng dụng phong điện (điện gió) – một trong những nguồn năng lượng tái tạo quan trọng ở Việt Nam, hiện mới ở dạng ban đầu, với tổng công suất lắp đặt khoảng 9 MW, trong đó 7,5 MW đã nối lưới nhưng chưa có giá bán. Các turbine nhỏ quy mô gia đình (150-200 W) chủ yếu lắp đặt ở khu vực ngoài lưới.
-
Ngay sau phiên khai mạc, ngày 22/7, Hội nghị Bộ trưởng Năng lượng ASEAN lần thứ 28 đã thông qua Chương trình hành động chung về hợp tác năng lượng ASEAN 2010-2011 trên các lĩnh vực: Kết nối đường ống dẫn khí ASEAN, Kết nối lưới điện ASEAN; Hợp tác về than; Năng lượng tái tạo; Bảo tồn và sử dụng năng lượng hiệu quả.
-
Hiện tại Đức thu được 16% tổng điện năng từ gió, mặt trời và các nguồn năng luợng có thể tái tạo khác, cao hơn gấp ba lần so với cách đây 15 năm. “Việc chuyển đổi hoàn toàn sang dạng năng lượng tái tạo vào năm 2050 là khả thi nhờ vào các thành tựu kĩ thuật và sinh thái học” và “đây là một mục tiêu rất thực tế có căn cứ vào những công nghệ sẵn có, nó không phải là một chiếc bánh trên trời!”, chủ tịch Cục Môi trường Liên bang Jochen Flasbarth khẳng định.
-
Được đánh giá là nước có nguồn tài nguyên năng lượng tái tạo sạch khá dồi dào, nhưng ứng dụng công nghệ năng lượng tái tạo vẫn ở bước đầu chập chững và còn nhiều hạn chế ở Việt Nam. Theo “Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2050”, được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt từ năm 2007, mục tiêu hướng tới của các nguồn năng lượng mới và tái tạo vẫn còn ở mức khiêm tốn (đạt tỉ lệ khoảng 5% tổng năng lượng thương mại sơ cấp đến năm 2010 và 11% vào năm 2050)