-
Trong đề tài khoa học trọng điểm cấp nhà nước KC.07.18, PGS. TS Trần Thanh Kỳ (Trung tâm Nghiên cứu Thiết bị nhiệt và Năng lượng mới, Trường Đại học Bách khoa TP. Hồ Chí Minh) đã nghiên cứu và chế tạo thành công máy lạnh hấp thụ (NH3+ H2O) không cần sử dụng điện, mà sử dụng các loại nhiên liệu như than, dầu, khí đốt, than cám, trấu, mùn cưa ...để sản xuất nước đá.
-
Việc sử dụng ethanol làm nhiên liệu đang vấp phải nhiều phản đối vì dùng lương thực làm nguyên liệu sản xuất. Trong bối cảnh toàn cầu vẫn có nhiều nơi thiếu lương thực và thiếu nước, việc sử dụng lương thực để sản xuất nhiên liệu phục vụ việc sử dụng xe hơi ở các nước phát triển quả là điều khó chấp nhận được. Các loại nhiên liệu từ lương thực được gọi là nhiên liệu sinh học thế hệ thứ nhất.
-
Thế giới đang đứng trước những thách thức của sự khan hiếm nguồn nguyên liệu, đặc biệt là nhiên liệu hoá thạch, theo đó giá dầu mỏ đang leo thang nhanh chóng, đe doạ một cuộc khủng hoảng năng lượng toàn cầu.
-
Trong hai ngày 23-24 tháng 10 năm 2008, tại thị xã Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hoá đã diễn ra cuộc họp thảo luận nhóm của Tổ công tác xây dựng Luật sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. Cuộc họp do Văn phòng tiết kiệm năng lượng - Bộ Công Thương tổ chức nhằm tiến hành thảo luận trao đổi, thu thập ý kiến về các vấn đề còn tồn tại trong Dự thảo luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
-
Thủ tướng Chính phủ vừa đồng ý điều chuyển 6,9 tỷ đồng vốn của Chương trình mục tiêu quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả thuộc dự toán ngân sách năm 2008 của Bộ Công thương sang Tập đoàn Công nghiệp Than-Khoáng sản Việt Nam (TKV) để thực hiện dự án Phòng thử nghiệm hiệu suất năng lượng cho sản phẩm điều hòa không khí và tủ lạnh.
-
Nhiên liệu dầu lửa, than đá và cả urani, đến lúc nào đó cũng cạn kiệt. Loài người vẫn chưa biết lúc nào mới tạo ra được lò phản ứng vĩnh cửu - nhiệt hạch. Có thể trông chờ vào các nguồn năng lượng tái sinh như: mặt trời, gió, nước... Nhưng trong tự nhiên vẫn còn rất nhiều nguồn nhiệt mà chúng ta chưa biết. CÁc nhà sáng chế trên toàn thể giới đang nghiên cứu nghĩ ra nhiều phương pháp để nghiên cứu thế giới thoát khỏi cuộc khủng hoảng năng lượng. Chúng tôi xin giới thiệu một vài sáng chế mới lạ:
-
Các nước công nghiệp và tiêu thụ dầu mỏ hàng đầu thế giới hôm 8/6 đã cam kết chống giá năng lượng leo thang bằng cách tăng cường hiệu quả sử dụng năng lượng cũng như đầu tư nhiều hơn vào công nghệ mới. Họ cũng kêu gọi các nước sản xuất dầu mỏ gia tăng sản lượng.
-
Khá nhiều ý tưởng lạ lùng được đề xuất tại Hội thảo về môi trường của Liên hợp quốc, từ việc che phủ bầu trời bằng bụi than nhằm ngăn chặn ánh sáng mặt trời, đến canh tác tảo biển ở đại dương để hấp thụ khí CO2 từ bầu khí quyển. Trong khi các “ông lớn” còn đang tranh cãi nhau về than đá, dầu lửa và hiện tượng nóng lên toàn cầu thì một quốc gia nhỏ bé tại Hội thảo này đang hướng về vũ trụ để tìm nguồn năng lượng mới.
-
Viện Khoa học Vật liệu vừa chế tạo thành công thiết bị từ hoá - Ecomag vừa tiết kiệm xăng lại vừa thân thiện môi trường. Thiết bị này chỉ nhỉnh hơn bao diêm được gắn vào ống dẫn xăng của động cơ xe máy, giúp tiết kiệm khoảng 10-20% xăng, xe chạy êm hơn, giảm nồng độ khí thải độc hại… Thành phần quan trọng nhất của Ecomag là thanh nam châm vĩnh cửu làm từ vật liệu từ cứng (NdFeB). Nguyên lý hoạt động của Ecomag là dùng từ trường làm thay đổi vị trí các chuỗi phân tử hydrrocacbon trong xăng.
-
Các nhà nghiên cứu ở trường Đại học California (UC), đứng đầu là Giáo sư Kubiak đã chứng tỏ rằng ánh sáng được hấp thụ và biến thành điện năng bởi điện cực có thể giúp đem lại phản ứng biến CO2 thành CO và O2. CO là một hoá chất giá trị được sử dụng rộng rãi để sản xuất chất dẻo và các sản phẩm khác. Nó cũng là thành tố then chốt trong quá trình sản xuất các nhiên liệu tổng hợp, kể cả khí ga tổng hợp, methanol và xăng.
-
Hiện nay, lò hơi đốt than bột của các nhà máy nhiệt điện sử dụng súng phun dầu cỡ lớn để khởi động máy và chạy ổn định ở phụ tải thấp. Ưu điểm của công nghệ này là thao tác đơn giản, dễ sử dụng nhưng có nhược điểm lầ tiêu hao một lượng dầu đốt rất lớn. Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến giá thành phát điện các nhà máy nhiệt điện tăng cao.
-
Các nhà khoa học Brazil đã khám phá lợi ích của sóng từ có thể tăng cường sự sản sinh ra chất ethanol và làm giảm đi chi phí nhiên liệu sản xuất từ ethanol.
-
Các nguồn nhiêu liệu sản xuất điện chủ yếu là dầu mỏ, than đá, ngoài ra còn năng lượng hạt nhân và gần đay là nhiên liệu sinh học như ethanol. Tuy nhiên, dầu mỏ, than đá gây ô nhiễm môi trường và sẽ đến lúc cạn kiệt; năng lượng hạt nhân tiềm năng nhiều nguy hiểm; ethanol cũng bị phản đối vì làm giảm nguồn cung cấp lương thực
-
Theo nghiên cứu của các chuyên gia, trải qua hàng triệu năm biến đổi địa chất, hồ Kivu với diện tích bề mặt khoảng 2.700 km2 ở khu vực phía Tây Rwanda (ảnh) hiện chứa đựng khối khí methane hòa tan ước tính khoảng trên dưới 55 tỉ m3 ở độ sâu 600m.
-
Ngày 04.6.2007 tại thành phố Đà Nẵng, Đài tiếng nói Việt Nam kết hợp cùng Bộ Công nghiệp và Tập đoàn Điện lực Việt Nam đã tổ chức Hội thảo Triển khai công tác tuyên truyền tiết kiệm điện năng lượng trên đài phát thanh các tỉnh, thành phố khu vực miền Trung- Tây Nguyên.
-
Hiện nay, hầu hết các dây chuyền sản xuất bánh kẹo, mía đường thường trang bị các nồi hơi công nghiệp đốt dầu cỡ nhỏ và cỡ trung để cung cấp hơi phục vụ công ngiệp chế biến. Các lò hơi này có ưu điểm là: Thiết bị nhỏ gọn, vận hành đơn giản, đáp ứng kịp thời các nhu cầu phụ tải thất thường của từng nhà máy. Tuy nhiên, do giá xăng dầu liên tục tăng cao đã đẩy giá thành của các sản phẩm lên rất cao.
-
Tập đoàn sữa Theo Muller của Đức vừa cho biết từ nay đến cuối năm sẽ sản xuất nhiên liệu sinh học bioethanol từ các chất cặn sữa và khẳng định đây sẽ là sáng chế đầu tiên trên thế giới.
-
Năng lượng đã trở thành mối quan tâm hàng đầu của thế giới từ nhiều thập niên qua vì xăng dầu, than đá (sản phẩm của quá trình trầm tích hoá thạch thiên nhiên) đang rơi vào nguy cơ thiết hụt, không hứa hẹn một khả năng tái tạo có thể cung cấp đủ cho nhu cầu của cuộc sống. Ngoài ra, xăng dầu còn là nguyên nhân gây ra ô nhiễm môi trường trầm trọng, do các khí độc phát sinh từ quy trình đốt cháy xăng dầu trong động cơ nổ như NO, Nox, CO, CO2, Sox, NMHC (non methane hydrocarbon)... Vì vậy tìm nguồn "năng lượng mới - năng lượng tái tạo" là một vấn đề được đặt ra. Hiện nay cả thế giới đang tập trung vào việc đi tìm những nguồn năng lượng mới dễ tái tạo hơn, ít gây ô nhiễm môi trường hơn như thủy điện, rác (năng lượng sinh khối, biomass energy), gió, nhiệt địa cầu (geothermal energy), năng lượng mặt trời, pin nhiên liệu (fue cell)...
-
Theo tính toán của các nhà khoa học, 1 m2 bộ thu năng lượng mặt trời để đun nước nóng có thể tiết kiệm được từ 500 đến 800 kWh trong 1 năm tùy theo vùng khí hậu và giảm thiểu được từ 100 đến 150 kg khí thải CO2 nếu so với dùng các dạng năng lượng truyền thống như than đá, dầu hỏa, khí đốt…
-
Các nhà nghiên cứu Viện Công nghệ Massachusetts (MIT) cho biết bơm lượng nhỏ ethanol vào động cơ khi xe đang tăng tốc hoặc leo dốc có thể tiết kiệm nhiên liệu khoảng 20-30%.