Tuesday, 19/11/2024 | 17:38 GMT+7

Sử dụng điện mặt trời trong du lịch sinh thái để bảo vệ môi trường, tại sao không?

29/07/2009

Theo số liệu thống kê của Bộ khoa học công nghệ, hàng năm VN sản xuất khỏang 35 tỷ kwh điện, trong đó các nguồn năng lượng chủ yếu gồm thủy điện 59%, than 10%, gas 14%, máy điện 7% và nguồn năng lượng khác 7%.

Sử dụng pin mặt trời, một phương pháp tiết kiệm điện.

Nhu cầu này đã lên kế họach đến 2010 phải từ 150 tỷ KWh. Năng lượng ngày càng trở nên thách thức đối với nền kinh tế luôn thiếu hụt và mất cân đối của cán cân năng lượng VN. Vì vậy đây là cơ hội vàng để phát triển điện mặt trời, nguồn năng lượng vô tận, siêu sạch và đặc biệt thích ứng cho ngành du lịch sinh thái.

Hiện đã có nhiều điểm ứng dụng điện Mặt trời trong du lịch sinh thái rất thành công. Thuyền du lịch Văn hóa Điện Mặt trời đầu tiên ở VN được lắp đặt tại Hội An vào tháng 11 -2000, đề tài này do tổ chức SIDA Thụy Điển tài trợ trong “Chương trình Công nghệ Năng lượng mới ở Châu Á”. Điện Mặt trời cung cấp điện cho mọi họat động của Thuyền gồm 10 đèn thắp sáng, 6 đèn biểu diễn, 50 đèn lồng trang trí, 2 bơm nước. Điện Mặt trời đã cung cấp nước sạch cho du khách, ánh sáng cho các chương trình biểu diễn văn nghệ và các tiện nghi nghe nhìn khác. Ban đêm tàu đậu trên sông Thu Bồn trở thành nhà hàng nổi phục vụ du khách. Từ đó đến nay hệ thống Điện Mặt trời đã phát được 12.800KWh điện giảm được 11,529 tấn CO2 phát xạ vào khí quyển, đáp ứng nhu cầu năng lượng sạch, không gây ô nhiễm môi trường, rất cần cho khu phố cổ, nơi đã công nhận di sản văn hóa thế giới. Du thuyền điện Mặt trời Mekong xanh cũng là địa chỉ ứng dụng điện mặt trời phục vụ tour du lịch ven biển TP HCM - Vũng Tàu - Phú Quốc và các đảo ven. Họat động từ tháng 12 -2004, tình đến nay hệ thống điện mặt trời tàu du lịch Mekong xanh đã phát được 2.700 KWh giảm được 2,43 tấn CO2 phát xạ vào khí quyển.

Các khu Resort sử dụng điện mặt trời có khu resort Sao Việt - Núi Thơm (Phú Yên) , từ tháng 7/2007 đến nay cũng đã phát được 5.280 KWh điện giảm được 4,752 tấn CO2 phát xạ vào khí quyển. Khu Resort Đen Giòn ( Ninh Thuận) vừa mới nâng cấp 4 sao giai đọan 1 với 22 phòng nghỉ cao cấp, giai đọan 2 hòan tất 100 phòng, cũng bắt đầu sử dụng điện mặt trời, Ông Lê Hữu Tịnh, Phó Tổng Giám đốc Công ty TNHH 1 thành viên Tín Nghĩa, đơn vị đầu tư nâng cấp khu Resort Đen Giòn tại Ninh Thuận cho biết: Trong việc nâng cấp  khu resort Đen Giòn lên 4 sao,  Tín Nghĩa rất quan tâm tới môi trường. Do đo, khu nhà nhà biệt thư được đầu tư hệ thống bình đung nước năng lượng mặt trời để có thể sử dụng vào những mùa thích  hợp. Sắp tới khu  5ha còn lại, chúng tôi sẽ xem xét dựa vào yếu tố TKNL, sử dụng các hệ thống năng lượng mặt trời trong đầu tư hạ tầng thiết bị.

Trong 19 năm phát triển điện mặt trời đã được lắp đặt tại hầu hết các tỉnh phía Nam, hơn 3000 hộ dân vùng sâu, vùng xa đã được điện khí hóa bằng các hệ điện mặt trời gia đình, 8.500 người được sử dụng điện mặt trời qua các trạm sạc ắc qui. Trạm điện mặt trời Nhà văn hóa, Trạm thu vệ tinh, Trạm thông tin viễn thông điện mặt trời cũng đã ra đời. Hàng ngàn đèn báo hàng hải, đường thủy, Trạm hải đăng được khai thác và phục vụ hiệu quả nhờ điện mặt trời. Ông Trịnh Quang Dũng, Trưởng phòng công nghệ Điện Mặt trời, Phân viện Vật lý, Viện Khoa học công nghệ VN nói: Năng lượng mặt trời là một tài nguyên. Nó cũng như bất kỳ nguồn tài nguyên quý giá nào khác như dầu mỏ, than đá.... tuy nhiên, có thể nó, chúng ra chưa quan tâm thích đáng nguồn tài nguyên này nên còn lãng phí. Hiểu một cách dân dã thì nắng là tài nguyên. Về năng lượng mặt trời, từ 30 năm nay, Việt Nam đã nghiên cứu về nó. Phân viện Vật lý thuộc Viện Khoa học Công  nghệ VN đã nghiên cứu những tế bào quang điện  đầu tiên vào năm 1975 (Solar cell). Đây chính là tiền đề cơ sở cho sự phát triển công nghệ điện mặt trời hiện nay.

TPHCM và các tỉnh phía Nam có mặt trời chiếu rọi quanh năm, ổn định cả về mùa mưa. Trong khi nguồn năng lượng điện đang thiếu hụt thì việc sử dụng nguồn năng lượng vĩnh cữu , siêu sạch này là quá trình phát triển kinh tế bền vững./.

(Nguồn: VOH)