Saturday, 23/11/2024 | 06:43 GMT+7

Khối quốc gia vùng Vịnh phát triển năng lượng tái tạo

20/06/2012

Một số quốc gia giàu trữ lượng dầu mỏ và khí đốt tại vùng Vịnh đang hướng sang sử dụng ánh sáng mặt trời để đáp ứng nhu cầu năng lượng trong tương lai.

Sau nhiều thập kỷ phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch để xây dựng các thành phố của mình trên sa mạc, một số quốc gia giàu trữ lượng dầu mỏ và khí đốt tại vùng Vịnh đang hướng sang sử dụng ánh sáng mặt trời để đáp ứng nhu cầu năng lượng trong tương lai.

Qatar, Ả Rập Xê Út và các Tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất UAE đã công bố các dự án trị giá nhiều tỉ USD đầy tham vọng nhằm khai thác sức mạnh của ánh sáng mặt trời đầy tham vọng ở đây. Các quốc gia trong khu vực đã khẳng định rằng năng lượng sạch và phát triển bền vững là chìa khóa để đảm bảo sự cho sự tăng trưởng trong tương lai.

c80b40a2c_solr_desalination_gulf.jpg

Mục tiêu năm 2020 của thành phố Abu Dhabi là 7% năng lượng được sản xuất từ nguồn năng lượng tái tạo. Dubai đặt mục tiêu 5% vào năm 2030. Dubai cũng đã công bố kế hoạch xây dựng một nhà máy quang năng 1.000 megawatt năng.

Tại Ả Rập Xê Út, nơi có trữ lượng dầu mỏ lớn nhất thế giới, thành phố King Abdullahđã công bố kế hoạch đạt sản lượng quang năng 41 gigawatts trong 2 thập kỉ tới.

Qatar, một trong những nhà xuất khẩu khí đốt lớn nhất toàn cầu, đã công bố kế hoạch xây dựng sân vận động điều hòa không khí hoạt động bằng năng lượng mặt trời để đăng cai tổ chức World Cup 2020.

Niềm tự hào trong lĩnh vực năng lượng tái tạo của UAE là dự án Thành phố Masdar. Masdar được xây dựng để có lượng xả thải carbon thấp nhất với xe điện, đèn đường, máy điều hòa không khí trong tương lai đều hoạt động nhờ nhà máy quang năng công suất 10-megawatt.

Thành phố này hiện đang trong giai đoạn phát triển ban đầu với chỉ vài tòa nhà và là nơi đặt viện nghiên cứu năng lượng sạch Masdar. Các tòa nhà ở đây được thiết kế để cho ánh sáng mặt trời vào mà vẫn ngăn cản nhiệt. Nhiệt độ giữa các lối đi bộ mát hơn khoảng 10 – 15 độ C so với thành phố Abu Dhabi chỉ ở cách đó vài km.

Ông Bader Lamki, Giám đốc năng lượng sạch của Masdar nói rằng các quy chuẩn xây dựng mới tại Abu Dhabi và Dubai đều yêu cầu sử dụng năng lượng hiệu quả hơn, và chính phủ tại cả 2 vùng này đều đang áp đặt kiểm toán năng lượng tại các tòa nhà hiện đang hoạt động.

Masdar cũng sắp hoàn thành một trong những nhà máy quang năng tập trung lớn nhất thế giới Shams 1 rộng 2,5 km2 tại sa mạc phía Nam Abu Dhabi cuối năm 2012. Nhà máy là liên doanh giữa hãng Abengoa Solar (Đức) và French Solar (Pháp), có công suất 100 megawatss. Theo ông Lamki, Giám đốc năng lượng sạch của Masdar, với nhà máy này, Masdar sẽ giảm được khoảng 175.000 tấn carbon phát thải mỗi năm, tương đương với việc “trồng 1,5 triệu cây xanh hoặc dừng hoạt động 15.000 ô tô”

Ông Adnan Ameen, Tổng giám đốc của Cơ quan Năng lượng tái tạo Quốc tế (Irena) cho biết tập trung vào năng lượng tái tạo cũng có thể mang lại ý nghĩa về kinh tế cho các quốc gia vùng Vịnh.

Khi nhu cầu năng lượng tại khu vực tăng lên nhanh chóng, “trợ cấp tiêu thụ dầu mở đắt hơn nhiều so với đầu tư vào năng lượng tái tạo”.

Sáu quốc gia sản xuất hydrocarbon của Hội đồng hợp tác vùng Vịnh vẫn còn đang tụt hậu sau thế giới khá xa về vấn đề bảo vệ môi trường, giảm phát thải carbon bình quân đầu người và sử dụng năng lượng sạch để thúc đẩy nền kinh tế. Tuy nhiên, đã có những dấu hiệu cho thấy xu hướng đang thay đổi khi vùng Vịnh nhận thức được những lợi ích của năng lượng tái tạo, đặc biệt là mặt trời.

Theo ông Amin, khu vực này là có khả năng để trở thành "một trong những nơi phát triển nhanh nhất về đầu tư năng lượng tái tạo trong những năm tới".

UAE hiện đang "tự thấy mình sẽ là một nền kinh tế năng lượng trong tương lai chứ không chỉ đơn giản là nền kinh tế dầu mỏ. Họ đang đầu tư mạnh mẽ trên toàn thế giới và tiến tới năng lượng tái tạo”.

Đánh giá về khối các quốc gia vùng Vinh, ông Sven Teske, Giám đốc năng lượng sạch tại Greenpeace International cho rằng họ là “gã khổng lồ ngủ quên" của lĩnh vực năng lượng tái tạo,"một thị trường khổng lồ, một trung tâm lớn quang năng và phong năng”.

Lê My (theo Gulfnews)