-
Sáng 3/6, tại Hà Nội, Bộ Công thương và Cơ quan phát triển Đức đã tổ chức hội thảo “Hướng dẫn quy trình lập quy hoạch và đầu tư phát triển điện gió tại Việt Nam”.Theo đó, điện gió sẽ được Tập đoàn Điện lực Việt Nam mua với giá cố định 1.317 đồng/kWh , gấp 2 lần so với giá bán của các nhà máy thuỷ điện vừa và nhỏ.
-
Quỹ Cải tiến ôtô Xanh trực thuộc Chính phủ liên bang Australia sẽ đầu tư gần 40 triệu AUD cho Holden - hãng sản xuất xe hơi liên doanh với tập đoàn General Motors (Mỹ) - để giảm thiểu hơn 7% lượng nhiên liệu tiêu thụ của dòng xe Commodore.
-
Chỉ tính từ năm 2007 đến hết 2010 Công ty đã đầu tư lắp biến tần cho 4 trạm bơm cấp thuộc Nhà máy nước Tứ Hạ, Nhà máy nước Phú Bài và Nhà máy nước Vạn Niên. Biến tần có công suất từ 30KW đến 300 KW. Hiệu quả kinh tế mang lại tương đương giảm khoảng 20% chi phí điện năng mỗi năm.
-
Tổng thống Obama đã chủ trương đầu tư 150 tỷ USD trong 10 năm để nghiên cứu năng lượng tái tạo và các phương pháp chuyển đổi năng lượng. Liên doanh với Mỹ là cơ hội tốt để các công ty nước ngoài về năng lượng xanh tiếp cận nguồn vốn này, ngược lại Mỹ cũng cần sự hợp tác quốc tế để nâng cao hiệu quả nghiên cứu và phát triển năng lượng tái tạo. Nhiều quốc gia với sự tăng trưởng mạnh trong lĩnh vực năng lượng sạch mở ra nhiều cơ hội hợp tác cùng Mỹ trong việc giải quyết vấn đề năng lượng.
-
Ðể xây dựng và hình thành thị trường NLSH các DN kiến nghị Chính phủ và Bộ Công thương khẩn trương xây dựng lộ trình lưu thông xăng E5, chậm nhất đến năm 2013, toàn bộ lượng xăng tiêu thụ trong nước là xăng E5. Việc công bố quyết định này là cơ sở để các DN kinh doanh xăng sinh học có đủ thời gian, chủ động đầu tư cải tạo hệ thống kho tàng, phương tiện vận chuyển và hệ thống phân phối đưa sản phẩm đến người tiêu dùng.
-
Theo hợp đồng tín dụng dài hạn vừa được ký giữa hai bên, VietinBank chi nhánh Hà Nội cam kết cho PVEP vay 200 triệu USD trong thời hạn 7 năm nhằm đảm bảo nguồn vốn đầu tư cho các giai đoạn tiếp theo của Dự án phát triển mỏ Đại Hùng - dự án thăm dò khai thác dầu khí 100% vốn Nhà nước.
-
Thiết kế pin đột phá của công ty Liquid Metal Battery đã thu hút sự chú ý của nhà sáng lập Microsoft và công ty khoan dầu Total. Nhiều công ty về năng lượng đang nghiên cứu phương pháp thay thế công nghệ pin hiện tại. Liquid Metal Battery đã tiếp cận một cách hoàn toàn mới với hy vọng sẽ giảm chi phí sản xuất cũng như có thể mang đến những thỏi pin với khả năng lưu trữ vài giờ năng lượng gió và mặt trời.
-
Các công ty Trung Quốc dự định sẽ đầu tư khoảng 48 tỷ USD để xây dựng các nhà máy điện với tổng sản lượng lên tới 32 triệu KW trong 15 năm tới. Cùng với việc cho phép Trung Quốc mua điện từ các nhà máy này, các dự án này sẽ hỗ trợ về mặt hạ tầng cho các doanh nghiệp Trung Quốc đang di chuyển sang khu vực Đông Nam Á.
-
Liên minh Châu Âu sẽ phải chi 270 tỷ Euro( tương đương 381 tỷ dolla) trong vòng 40 năm tới đây để có thể đạt được những mục tiêu về năng lượng của mình vào năm 2050, bao gồm việc chú trọng hơn nữa tới việc tiết kiệm năng lượng trong chuỗi cung ứng điện.
-
Từ nay đến hết năm 2012, EVN HANOI tiếp tục đầu tư cải tạo lưới điện tại các xã đã nhận bán điện đến hộ đạt tiêu chuẩn kỹ thuật theo quy định, phấn đấu giảm tổn thất điện năng xuống 8%, đồng thời tiến hành xây dựng các trạm biến áp phân phối cho khách hàng là các đơn vị kinh doanh bán lẻ điện nông thôn trên địa bàn thành phố.
-
Ông Malcolm Gibbons, Tổng giám đốc Coca-Cola Việt Nam, cho biết đến nay công ty đã giảm được một nửa lượng điện tiêu thụ trên một đơn vị sản phẩm so với năm 2004 tại cả ba nhà máy ở TPHCM, Hà Nội và Đà Nẵng. Nhưng đây vẫn chưa phải con số cuối cùng. Coca-Cola Việt Nam dự kiến sẽ giảm thêm ít nhất 10% điện năng tiêu thụ nữa vào năm 2015. Rõ ràng, sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả là giải pháp tối ưu để giải bài toán cung cầu điện. Hiệu quả giải pháp này mang lại không đơn thuần là hóa đơn tiền điện mỗi doanh nghiệp, mỗi gia đình phải trả ít đi, mà còn tạo ra nhiều tác động lan tỏa tích cực cho cả nền kinh tế.
-
Ngày 19/5, tại Hà Nội, Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB) và Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã ký kết hợp đồng tín dụng trị giá 4.600 tỷ đồng cho dự án thủy điện Lai Châu. Dự án thủy điện Lai Châu do Tập đoàn Điện lực Việt Nam làm chủ đầu tư với tổng mức đầu tư dự kiến gần 37.500 tỷ đồng.
-
Ngày 16/5, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt kết quả đàm phán Hiệp định vay và các văn bản pháp lý liên quan cho Dự án “Thủy điện Trung Sơn” vay vốn Ngân hàng Thế giới (WB). Tổng mức đầu tư của dự án là 411,72 triệu USD.
-
Theo Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB), trong 10 năm vừa qua, thiếu vốn và độ tín nhiệm thấp của nhà đầu tư tư nhân là thực trạng mà ngành năng lượng sạch Châu Á phải gánh chịu. Johanna Klein, viên chức đầu tư mảng thị trường vốn và tài chính của ADB cho biết vai trò của tổ chức này là phát hiện những trở ngại trong việc thu hút vốn và giải quyết bằng nguồn vốn của mình.
-
Ngày 14/5, tại Khu kinh tế mở Chu Lai, tỉnh Quảng Nam, Công ty Công nghiệp năng lượng Đông Dương đã tổ chức lễ khởi công xây dựng nhà máy sản xuất tấm thu năng lượng mặt trời công suất 120 MW/năm. Nhà máy có tổng công suất 120 MW/năm, xây dựng trên diện tích gần 12 ha gồm 4 modul và các dây chuyền phụ trợ công nghệ châu Âu và Mỹ. Tổng mức đầu tư 390 triệu USD.
-
Bình Thuận đang dẫn đầu cả nước trong lĩnh vực thu hút phát triển các dự án phong điện. Hiện có 10 nhà đầu tư trong và ngoài nước đăng ký 12 dự án trong lĩnh vực phong điện với tổng công suất hơn 2.000 MW. Gió ở Bình Thuận có quanh năm, với tốc độ trung bình khoảng 6 m/giây, hơn nữa tần suất bão lại thấp. Phía đông nam tỉnh Bình Thuận còn vùng đồi cát ven biển rộng hơn 50 nghìn ha chưa sử dụng. Công suất tiềm năng điện gió của toàn tỉnh có thể lên đến 5.000 MW và khả năng khai thác có hiệu quả ngay trong điều kiện hiện nay khoảng 1.500 MW.
-
Biết cách quản lý tốt trong khâu sử dụng năng lượng sẽ đem lại nguồn lợi lớn cho DN. Tuy nhiên công tác quản lý phải được tiến hành song song với việc đầu tư công nghệ hiện đại, đầu tư các thiết bị kiểm đếm năng lượng thì mới giảm thiểu được những tổn thất về năng lượng, giảm chi phí sản xuất, tăng sức cạnh tranh cho doanh nghiệp đồng thời hạn chế được những ảnh hưởng xấu từ việc sử dụng năng lượng tới môi trường.
-
Dự án tận dụng bã mía từ Nhà máy đường số 2 của Công ty cổ phần mía đường Lam Sơn, tỉnh Thanh Hóa để tái sản xuất 12,5 MW điện đã được Ủy ban Nhân dân tỉnh Thanh Hóa cấp phép đầu tư với số vốn 260 tỷ đồng. Dự án tận dụng bã mía từ Nhà máy đường số 2 của Công ty cổ phần mía đường Lam Sơn, tỉnh Thanh Hóa để tái sản xuất 12,5 MW điện đã được Ủy ban Nhân dân tỉnh Thanh Hóa cấp phép đầu tư với số vốn 260 tỷ đồng.
-
Bộ Công Thương dự báo tốc độ tăng trưởng nguồn điện của Việt Nam giai đoạn 2011-2015 sẽ khoảng 14,1 - 16%, từ 2016 - 2020 sẽ khoảng 11,3 - 11,6%. Với tốc độ tăng trưởng nguồn điện như trên, dự kiến từ năm 2011 đến năm 2020, Việt Nam cần phải đầu tư, xây dựng các nhà máy điện mới với tổng công suất khoảng trên 50 nghìn MW.
-
Ðể chủ động đối phó giá điện, xăng dầu và giá than tăng, nhiều doanh nghiệp xi-măng đã 'tự cứu lấy mình' bằng việc đầu tư đổi mới công nghệ, nâng công suất lên từ 1,5 đến 2 triệu tấn/năm. Hiện nay một số nhà máy xi-măng phía nam đã áp dụng công nghệ thu nhiệt thừa để tái sản xuất xi-măng, giảm bình quân từ 25 đến 30 kWh điện/tấn (một tấn xi-măng tiêu hao từ 95 đến 100 kWh).