-
Anh Hoàng Quân, Chuyên viên Trung tâm Tiết kiệm năng lượng Hà Nội cho biết, các giải pháp hiệu quả năng lượng đề xuất đối với doanh nghiệp dệt Toàn Thắng rất đa dạng bao gồm cả những phương án không tốn chi phí đầu tư, các phương án đầu tư thấp cho đến những giải pháp cần vốn đầu tư trung bình thời gian hoàn vốn nhanh. Đối với những giải pháp cần mức đầu tư cao, yêu cầu kỹ thuật phức tạp nhóm kiểm toán sẵn sàng tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện nhằm đem lại hiệu quả cao nhất.
-
Theo đánh giá của ông Nguyễn Huy Tưởng – PCT UBND Tp Hà Nội thì kết quả TKĐ của Hà Nội thực sự chưa tương xứng với tiềm năng. Qua khảo sát tại các DN trên địa bàn Tp, ông Nguyễn Đình Hiệp – Chánh VP TKNL, Bộ Công Thương cũng nêu ý kiến, với địa bàn rộng như Hà Nội, kết quả đạt được thực sự còn khiêm tốn so với tiềm năng. Nhất là mảng chiếu sáng công cộng, Hà Nội gần như chưa đầu tư tới. Để kết quả TKĐ trong thời gian tới đạt cao hơn, Thành phố cần tập trung vào khối DN sản xuất trọng điểm; khối làng nghề; khối tòa nhà, công sở, các công trình dân dụng. Đây là những khối mà qua khảo sát, tiềm năng TKĐ có thể đạt tới 20-25%.
-
Bà Thái Thị Phong, Phó phòng Tổng hợp, Ngân hàng Phát triển Việt Nam cho biết: mức vốn cho vay tối đa bằng 70% tổng vốn của mỗi dự án, lãi suất cho vay 9,6%/năm và được giữ cố định trong suốt thời gian triển khai của dự án. Thời hạn cho vay được xác định tùy theo thời gian thu hồi vốn và khả năng trả nợ của chủ đầu tư, nhưng tối đa là 12 năm. Nếu các doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn để triển khai các dự án tiết kiệm năng lượng, VDB sẽ sẵn sàng hỗ trợ, sẵn sàng giúp doanh nghiệp hoàn tất các thủ tục hồ sơ chưa hoàn chỉnh.
-
Tuy nhiên, đến thời điểm này, các nguồn năng lượng vẫn ở dạng tiềm năng, do chưa có cơ chế và chính sách giá điện hợp lý để thu hút các nhà đầu tư. Nguồn năng lượng tái tạo rẻ nhất là thuỷ điện nhỏ và thủy điện, nếu có quy hoạch tốt, giám sát chặt chẽ việc thực hiện quy hoạch và quy trình vận hành, thì sẽ là nguồn năng lượng dồi dào, kinh tế. Thủy điện nhỏ được quy hoạch khoảng 4.000MW, nhưng mới có tổng công suất lắp đặt khoảng 500MW.
-
Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải vừa đồng ý cho Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) chính thức khởi công xây dựng công trình thủy điện Lai Châu (vốn đầu tư sơ bộ khoảng 32.000 tỷ đồng) vào cuối tháng 12/2010.
-
Nhu cầu sử dụng điện tại VN là rất lớn kể cả trong ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. Theo tính toán của EVN, để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế với tốc độ tăng trưởng từ 7,5 - 8% và thực hiện được mục tiêu đến năm 2020 VN cơ bản trở thành một nước công nghiệp thì trong 20 năm tới nhu cầu điện sẽ phải tăng từ 15 - 17% mỗi năm. Do đó, phương án đầu tư vào nguồn năng lượng tái tạo như gió và mặt trời tỏ ra có hiệu quả đối với một quốc gia có nhiều điều kiện thuận lợi về địa lý như VN.
-
Saint-Gobain, nhà sản xuất kính và vật liệu xây dựng của Pháp vừ công bố sẽ đầu tư 80 triệu đôla vào SAGE Electrochromics để sản xuất kính tiết kiệm năng lượng. Tập đoàn này sẽ tập trung vào việc sản xuất kính động lực có thể đổi màu một cách điện từ học và có thể bán được trên thị trường rộng lớn.
-
Bộ Xây dựng đã ban hành quy chuẩn xây dựng các tòa nhà, trong đó phải tăng cường các giải pháp kỹ thuật để sử dụng hiệu quả năng lượng. Thế nhưng việc ứng dựng các giải pháp kỹ thuật vào các công trình xây dựng trên thực tế còn hạn chế. Nguyên nhân là do chi phí đầu tư cao, chủ đầu tư chưa thấy hết lợi ích lâu dài của việc tiết kiệm năng lượng, thêm vào đó là các quy định vẫn chưa có các biện pháp chế tài nên các “công trình xanh”, “tòa nhà tiết kiệm năng lượng” còn rất ít, chủ yếu là xuất hiện dưới các công trình đơn lẻ.
-
Trong buổi khai mạc Diễn đàn Đầu tư và Hợp tác kinh doanh Việt Nam – Tây Ban Nha diễn ra ngày 23-11, ông Fernando Salazar cho biết thêm: “Nói như thành ngữ Việt Nam là, chúng tôi (Tây Ban Nha) không muốn trở thành 'trâu chậm uống nước đục' khi vào đầu tư tại Việt Nam”. Ngoài ra, trong đó cũng có nhiều công ty trong lĩnh vực xây dựng, năng luợng, xử lý thải,… Các công ty này được ICEX lựa chọn dựa trên cam kết và kế hoạch đầu tư của họ vào Việt Nam.
-
Điện không gian bao gồm những tấm thu năng lượng mặt trời đặt ngoài không gian, và rồi truyền tải dưới dạng vi sóng xuống căn cứ mặt đất. Nơi đây chuyển sóng thành điện để dùng như nguồn năng khổng lồ, vĩnh cửu và rất sạch sẽ. Cuộc chạy đua nghiên cứu phương pháp khai thác điện không gian đã bắt đầu từ nhiều năm trước, nhưng nay Nhật Bản đã khởi động đầu tư với một dự án triển khai cụ thể.
-
Các nhà ngoại giao phương Tây cho biết, đề nghị đã bị trì hoãn thiết lập một ngân hàng nhiên liệu hạt nhân này với vốn đầu tư lên đến 150 triệu USD do Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) quản lý, các quốc gia có thể sử dụng đến nếu nguồn cung cấp thường xuyên của họ bị cắt, vẫn còn đang được thảo luận.
-
Tiết lộ về báo cáo Năng lượng 2020, Ông Guenther Oettinger, thành viên Hội đồng năng lượng đã kêu gọi khoản đầu tư 1nghìn tỉ Euro cho “Âu hóa chính sách năng lượng”. Số tiền này có thể lấy từ khoản đóng thuế hoặc từ chính các công ty năng lượng. EU hi vọng rằng việc chia sẻ thị trường sẽ bảo vệ từng quốc gia thành viên khỏi những tranh cãi với các nhà cung cấp như Liên Bang Nga.
-
Thông tin từ Đại sứ quán Anh cho biết, từ ngày 22-26/11 tới sẽ có một phái đoàn thương mại thuộc Hiệp hội Công nghiệp năng lượng hàng đầu của Anh (EIC) đến TP.HCM để khai thác các cơ hội đầu tư trong ngành dầu khí.
-
Sau kiểm tra, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đánh giá cao những biện pháp chủ động phối hợp chặt chẽ giữa các chủ hồ thủy điện, thủy lợi và chính quyền địa phương trong việc vận hành quy trình xả lũ. Phó Thủ tướng chỉ đạo, các ban ngành trong tỉnh cần tiếp tục chú trọng các biện pháp phòng chống lụt bão. Các chủ đầu tư cần tăng cường hệ thống quan trắc, bảo vệ hồ chứa, đồng thời phối hợp tốt với chính quyền địa phương siết chặt quy trình xả lũ, tránh gây ngập lụt đột ngột cho vùng hạ du.
-
Phần đông Nghị viện Châu Âu đã bỏ phiếu tán thành kế hoạch đầu tư 146 triệu Euro (tương đương 200 triệu dolla) thuộc nguồn quỹ chưa phân bổ của Liên minh Châu Âu EU vào các dự án tiết kiệm năng lượng, hiệu quả năng lượng và tìm kiếm năng lượng tái tạo.
-
Quỹ Công nghệ sạch (CTF), 1 trong 2 quỹ đầu tư thuộc CIF sẽ hỗ trợ 14 nước gồm Algeria, Ai Cập, Indonesia, Jordan, Kazakhstan, Mexico, Maroc, Philippines, Nam Phi, Thái Lan, Tunisie, Thổ Nhĩ Kỳ, Ukraina và Việt Nam đầu tư xây dựng các nguồn năng lượng tái sinh quy mô lớn với tổng tài trợ lên tới 4,5 tỷ USD.
-
Dòng sản phẩm lợp mái tiết kiệm năng lượng ban đầu bao gồm một hệ thống sản xuất năng lượng mặt trời, các sản phẩm thông gió và cách nhiệt độc đáo, và tấm lợp ván bằng thép và nhôm. Theo Chủ tịch công ty - Todd Miller, "Chúng tôi mang đến những sản phẩm cho phép chủ nhà đầu tư và cải thiện ngôi nhà hiện tại của họ, một cách có lợi cho môi trường xung quanh."
-
PV Gas - nhà buôn bán khí hóa lỏng nhiều nhất của Việt Nam - dự định bán 15-20% cổ phần cho nhà đầu tư chiến lược nước ngoài để huy động số vốn lên tới 600 triệu USD. Trong số các công ty tư nhân quan tâm tới kế hoạch mua cổ phẩn của PV Gas có ConocoPhillips (Mỹ) và hãng dầu khí Oil and Natural Gas Corp Ltd (Ấn Độ).
-
Xét đề nghị của các Bộ Công thương, Bộ Tài Chính, Bộ Kế hoạch và đầu tư, Bộ Khoa học & Công nghệ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tư pháp và Tập đoàn dầu khí Việt Nam về việc chính sách ưu đãi đối với các dự án sản xuất nhiên liệu sinh học. Theo đó, thay mặt Thủ thướng Chính phủ, Phó thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng có ý kiến tại Công văn 8105/VPCP-KTTH về việc ưu đãi cho dự án sản xuất nhiên liệu sinh học.
-
Thời điểm này ngành năng lượng Mặt Trời ở Mỹ có thể đang ở giai đoạn phôi thai nhưng nhiều tổ chức hoạt động môi trường và quan chức trong ngành công nghiệp ở Mỹ tin rằng đến năm 2025 số lượng dự án năng lượng Mặt Trời sẽ gia tăng đáng kể.