Friday, 22/11/2024 | 20:05 GMT+7

Cơ chế thực hiện Dự án thủy điện Lai Châu

31/01/2011

Thủ tướng Chính phủ đã ban hành cơ chế quản lý và thực hiện Dự án thủy điện Lai Châu nhằm triển khai thực hiện dự án đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng hiệu quả. Cơ chế này áp dụng cho 2 dự án thành phần của Dự án thủy điện Lai Châu gồm: Dự án xây dựng công trình thủy điện Lai Châu do Tập đoàn Điện lực Việt Nam là chủ đầu tư; Dự án bồi thường di dân, tái định cư thủy điện Lai Châu do UBND tỉnh Lai Châu là chủ đầu tư.

Thủ tướng Chính phủ đã ban hành cơ chế quản lý và thực hiện Dự án thủy điện Lai Châu nhằm triển khai thực hiện dự án đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng hiệu quả.


Cơ chế này áp dụng cho 2 dự án thành phần của Dự án thủy điện Lai Châu gồm: Dự án xây dựng công trình thủy điện Lai Châu do Tập đoàn Điện lực Việt Nam là chủ đầu tư; Dự án bồi thường di dân, tái định cư thủy điện Lai Châu do UBND tỉnh Lai Châu là chủ đầu tư.


 Resize of laichau.jpg


Ngày 5/1/2011, công trình xây dựng nhà máy thủy điện Lai Châu đã được khởi công


Trong đó, Tập đoàn Sông Đà là Tổng thầu xây dựng công trình. Cơ chế cho phép Chủ đầu tư thanh toán đến 97% giá trị khối lượng công việc hoàn thành khi Nhà thầu đã hoàn thành thủ tục thanh toán; cho phép Chủ đầu tư thanh toán đến 85% giá trị thực hiện theo dự toán thiết kế bản vẽ thi công khi chưa có Tổng dự toán được duyệt.

 

Ngày 5/1/2011, Thủ tướng Chính phủ đã phát lệnh khởi công xây dựng nhà máy thủy điện Lai Châu. Đây là dự án quy mô lớn trên cùng của hệ thống thủy điện bậc thang dòng chính sông Đà.

Dự kiến phát điện tổ máy số 1 vào quý I/2016, hoàn thành toàn bộ công trình đầu năm 2017.

Nhà máy thủy điện Lai Châu sẽ có 3 tổ máy với tổng công suất là 1200 MW, điện lượng trung bình nhiều năm là 4.670,8 triệu kWh.

 Sau khi xây dựng xong nhà máy thủy điện Lai Châu, tổng công suất các nhà máy thủy điện trên sông Đà sẽ đạt 6.500 MW, cung cấp tổng sản lượng điện khoảng 25 tỷ kWh mỗi năm, bằng 1/3 sản lượng thủy điện toàn quốc.

Đồng thời, không giảm giá 2% đối với các hạng mục phục vụ thi công như: hệ thống giao thông, cấp điện, cấp nước, xây dựng cơ bản các mỏ vật liệu, san nền và xây dựng khu phụ trợ, lán trại, nhà làm việc, các vật liệu phục vụ thi công công trình được cung cấp thông qua chào hàng cạnh tranh hoặc đấu thầu.

 

Dự án xây dựng công trình thủy điện Lai Châu được nghiệm thu theo 3 cấp: Ban Nghiệm thu kỹ thuật, Hội đồng nghiệm thu cơ sở và Hội đồng nghiệm thu nhà nước. Hội đồng nghiệm thu nhà nước do Bộ trưởng Bộ Xây dựng làm Chủ tịch Hội đồng, tiến hành nghiệm thu các hạng mục công trình chính, các mốc hoàn thành của công trình: ngăn sông, chống lũ, tích nước, khởi động tổ máy số 1 và hoàn thành toàn bộ nhà máy.

 

Đối với dự án thành phần bồi thường di dân, tái định cư, cơ chế cho phép UBND tỉnh Lai Châu chỉ định các đơn vị tư vấn thiết kế có đủ năng lực và kinh nghiệm thực hiện làm tư vấn lập quy hoạch chi tiết, dự án đầu tư, thiết kế - dự toán cho các tiểu dự án và các hạng mục công trình thuộc Dự án bồi thường di dân, tái định cư.

 

Ngoài ra, Dự án thủy điện Lai Châu được phép áp dụng cơ chế vay vốn đặc thù, đó  là các ngân hàng thương mại, các tổ chức tín dụng được cho vay vượt các hạn chế tín dụng, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng theo quy định.

 

Chủ đầu tư được vay vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam để thanh toán chi phí cho Dự án bồi thường di dân, tái định cư và công tác chế tạo, cung cấp thiết bị cơ khí thủy công do các nhà thầu trong nước thực hiện.

 

Theo  Chinhphu.vn