-
Với ý tưởng muốn giúp các doanh nghiệp vận tải điều hành, kiểm soát và đánh giá hoạt động của các phương tiện vận tải đường bộ, kỹ sư Nguyễn Duy Năng (Công ty TNHH Viễn Tân, TPHCM) đã đưa ra một giải pháp quản lý bằng hệ thống các thiết bị ứng dụng công nghệ cao: NextFMS.
-
Fujitsu vừa giới thiệu phương pháp nạp đầy năng lượng vào pin các thiết bị di động và không cần bất kì dây nối nào. Ngoài điện thoại, các sản phẩm được ứng dụng bao gồm máy ảnh, laptop, sách điện tử... Công nghệ này cho phép nhiều thiết bị cùng sạc một lúc trong vòng bán kính vài mét.
-
Sân bay John Lennon ở thành phố Liverpool của Anh sẽ trở thành sân bay đầu tiên trên thế giới ứng dụng công nghệ biến hơi thở của hành khách thành nhiên liệu sinh học, nhằm tiết kiệm chi phí xăng dầu.
-
Tiến sĩ Michael Strano, Khoa Hóa ứng dụng, nói: “Trong những ngày đầy nắng vào mùa hè, 1 chiếc lá có thể tái chế lượng protein có trong các tế bào sau mỗi 45 phút,” Từ đó, tiến sĩ Strano đã tạo nên hàng loạt phân tử có khả năng tự thay mới.Những tế bào này sẽ biến ánh sáng mặt trời thành điện.Các phân tử trong tế bào có thể bị phân tích và tạo mới liên tục bằng cách thêm hay loại bỏ các chất hòa tan có sẵn trong các tế bào.
-
DryMate – concep máy sấy quần áo của nhà thiết kế người Đức Nico Klaber ứng dụng nguyên lý môi trường chân không nhằm tiết kiệm điện.
-
Với việc ứng dụng hàng loạt giải pháp tiết kiệm năng lượng cho các DN sản xuất sắt thép tại Bắc Ninh, dự kiến mỗi năm các DN này có thể tiết kiệm được khoảng 2 tỷ đồng chi phí sản xuất.
-
Sa mạc đầy nắng là nơi lý tưởng cho việc đặt các tấm pin năng lượng để khai thác nguồn năng lượng gần như vô tận từ Mặt Trời. Nhưng cát và bụi bám lên bề mặt của các tấm pin làm giảm hiệu quả sản xuất điện năng của chúng đến 40%. Các biện pháp vệ sinh không khả thi ở nơi hiếm hoi về nước. Giải pháp sau cùng tỏ ra hữu hiệu nhất là dùng các tấm pin năng lượng có khả năng tự 'thổi' bay bụi khi chúng bám đến một lượng nhất định. Đây là công trình nghiên cứu của giáo sư Malay K. Mazumder dựa trên công nghệ được ứng dụng trên sao Hỏa.
-
Năm 2020 Việt Nam dự kiến có hơn 3.000 kỹ sư, 600 thạc sĩ và tiến sĩ các chuyên ngành điện hạt nhân, quản lý, ứng dụng và bảo đảm an toàn an ninh năng lượng nguyên tử được đào tạo ở trong và ngoài nước.
-
Tác dụng quang hợp là quá trình chuyển hóa quang năng thành năng lượng hóa học thông qua việc tổ hợp một vài chất hữu cơ. Chất diệp lục là sắc tố đóng vai trò quan trọng nhất trong quá trình quang hợp.
-
Hội thảo “Giải pháp tiết kiệm năng lượng, ứng dụng năng lượng mới và kiến trúc xanh” nằm trong khuôn khổ dự án chia sẻ thông tin, kiến thức và kinh nghiệm trong các lĩnh vực đa dạng về sử dụng năng lượng đồng bộ hiệu quả.
-
Sau khi ban hành nghị định về Quản lý chiếu sáng đô thị và các quy định liên quan, mới đây, Bộ Xây dựng tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện dự thảo “Định hướng phát triển chiếu sáng đô thị Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn 2050”. Theo đó, PGS.TS Nguyễn Hồng Tiến, Cục trưởng Cục Hạ tầng kỹ thuật, Bộ Xây dựng cho biết, Bộ đang xem xét, chú trọng ứng dụng rộng rãi năng lượng mặt trời trong chiếu sáng công cộng.
-
Theo tuyên bố của Bộ Năng lượng, Phòng thí nghiệm Lawrence Berkeley và Viện Công nghệ California ở thành phố Pasadena đã được lựa chọn để lãnh đạo dự án nghiên cứu đầy tham vọng này. Mục đích của dự án là làm chủ các công nghệ khoa học cơ bản liên quan, và phát triển các ứng dụng có thể mở rộng để sử dụng thương mại.
-
Hệ thống điều hòa không khí luôn là khu vực tiêu tốn nhiều điện năng nhất trong tòa nhà. Giải pháp tiết kiệm năng lượng được ứng dụng đầu tiên tại Ocean Park chính là lắp đặt hệ thống BMS điều khiển, kiểm soát tình hình tiêu thụ năng lượng cho hệ thống điều hòa.
-
Gần 70% sản lượng tiêu thụ than của Tập đoàn Công nghiệp Than và Khoáng sản Việt Nam (TKV) là được sàng tuyển, chế biến tại các mỏ than. Đây là con số khá lớn khẳng định vai trò quan trọng của công tác sàng tuyển trong sản xuất kinh doanh của tập đoàn. Để nâng cao năng suất, chất lượng cũng như hệ số thu hồi, giảm thiểu tổn thất tài nguyên và giảm thiểu ô nhiễm môi trường, Viện Công nghệ Mỏ - TKV đã nghiên cứu thành công công nghệ “Huyền phù tang quay”ứng dụng trong tuyển than, đảm bảo các yếu tố về kinh tế, kỹ thuật, môi trường.
-
Theo Bộ Công Thương, hiện trạng ứng dụng phong điện (điện gió) – một trong những nguồn năng lượng tái tạo quan trọng ở Việt Nam, hiện mới ở dạng ban đầu, với tổng công suất lắp đặt khoảng 9 MW, trong đó 7,5 MW đã nối lưới nhưng chưa có giá bán. Các turbine nhỏ quy mô gia đình (150-200 W) chủ yếu lắp đặt ở khu vực ngoài lưới.
-
Trong một bản báo cáo ra ngày thứ 6, Liên hợp quốc đã xếp Ấn Độ đứng thứ 5 trong số những nước sản xuất bình đun nước dùng năng lượng mặt trời và năng lượng gió lớn nhất thế giới. Bản báo cáo Xu hướng năng lượng sạch toàn cầu 2009 nói rằng, các nước đang phát triển đang đi đầu trong việc ứng dụng những công nghệ mới về năng lượng tái chế.
-
Được đánh giá là nước có nguồn tài nguyên năng lượng tái tạo sạch khá dồi dào, nhưng ứng dụng công nghệ năng lượng tái tạo vẫn ở bước đầu chập chững và còn nhiều hạn chế ở Việt Nam. Theo “Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2050”, được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt từ năm 2007, mục tiêu hướng tới của các nguồn năng lượng mới và tái tạo vẫn còn ở mức khiêm tốn (đạt tỉ lệ khoảng 5% tổng năng lượng thương mại sơ cấp đến năm 2010 và 11% vào năm 2050)
-
Chiếc máy bay không người lái này được phát triển bởi Bộ Quốc phòng Mỹ và dưới sự nghiên cứu của hãng QinetiQ. Dẫn lời người quản lý dự án là Jon Saltmarsh, hãng BBC cho biết Zephyr được thiết kế với khả năng bay không ngừng trong 2 tuần lễ. Thiết bị bay không người lái dùng quang năng được kỳ vọng cho rất nhiều ứng dụng trong tương lai ở cả lĩnh vực dân sự và quân sự.
-
Sinh khối dưới dạng phụ phẩm qua công nghệ ép viên tạo thành viên nhiên liệu. Dưới tác dụng của nhiệt, viên nhiên liệu trở thành dạng chất đốt sạch, nhiệt trị cao, có thể sử dụng làm chất đốt cho nhiều loại lò công suất vừa và nhỏ hoặc sử dụng trực tiếp phục vụ sinh hoạt trong các hộ gia đình. TS. Nguyễn Tường Vân, Viện trưởng viện nghiên cứu thiết kế và chế tạo máy nông nghiệp – RIAM: “Mặc dù với ở giai đoạn nghiên cứu ứng dụng song viên nhiên liệu từ phế phẩm hứa hẹn mở ra thị trường lớn, góp phần giảm gánh nặng năng lượng quốc gia vừa đem lại hiệu quả tích cực về môi trường.
-
Không chỉ mang lại hiệu quả tiết kiệm điện, sử dụng thiết bị đun nước nóng bằng bơm nhiệt còn an toàn cho người dùng do không dùng điện trực tiếp. Đặc biệt, nếu đa phần thiết bị làm nước nóng khác thường tỏa ra môi trường xung quanh nhiệt lượng lớn thì bơm nhiệt lại đem lại bầu không khí trong lành nhờ luồng khí mát tỏa ra trong quá trình trao đổi nhiệt.